Cách “cứu” dân khi cấm xe máy của một thành phố Trung Quốc

Văn Biên Thứ bảy, ngày 07/07/2018 07:55 AM (GMT+7)
Cấm xe máy đã được thành phố này thực hiện trong suốt một lộ trình dài và triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người dân ngay khi vô số xe máy không được đi ra đường nữa.
Bình luận 0

Đây là trường hợp của thành phố Quảng Châu, một trong những thành phố của Trung Quốc tiến hành cấm xe máy từ rất lâu.

img

Các lực lượng chức năng ở Quảng Châu mang xe máy đi loại bỏ.

Bắt đầu đúng vào tháng 1/2007, hàng trăm nghìn xe máy đã chính thức không được phép đi ra đường. Hàng chục nghìn người sử dụng xe máy để giao hàng hay mưu sinh bằng các công việc khác mà có sử dụng đến xe máy cũng phải rút phương tiện ra khỏi nơi này.

Theo nghiên cứu của Viện Chính sách phát triển và giao thông (ITDP) ở Mỹ cho biết, để ban hành lệnh cấm xe máy chính thức vào năm 2007, chính quyền Quảng Châu đã phải đưa ra lộ trình này trong suốt hơn 10 năm.

Vào tháng 10/1991, Quảng Châu đã hạn chế đăng ký xe máy với số lượng giới hạn cho phép đăng ký chỉ 500 chiếc mỗi tháng. Từ năm 1995 trở đi thì không có xe môtô mới nào được cấp phép đăng ký.

img

Triển khai xe buýt mini để thay thế vai trò xe ôm.

Tháng 1/2002, quy định về quản lý tiêu hủy các môtô của thành phố Quảng Châu được ban hành. Các xe máy đã đăng ký sử dụng trên 15 năm phải loại bỏ, chỉ giữ lại các mẫu xe vẫn còn đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải.

Đến tháng 3/2004, Quảng Châu ra thông báo hạn chế xe máy ở một số tuyến đường thuộc một số khu vực đô thị. Đến tháng 1/2007 thì lệnh cấm xe máy bắt đầu chính thức có hiệu lực.

Như thế, từ năm 1991 đến 2007, tiến trình cấm xe máy của thành phố Quảng Châu được thực hiện dần dần, chia làm 3 giai đoạn, điều đó đã giúp cho người dân có đủ thời gian để thích ứng.

Ban đầu chỉ hạn chế xe máy hoạt động ở một số tuyến đường tại khu vực đô thị, trong khi vẫn cho phép xe máy chạy ở những con đường này vào buổi sáng và thậm chí trong những giờ cao điểm, và đồng thời tuyến đường nối đông-tây và bắc-nam của thành phố thì không hạn chế xe.

Chỉ tới giai đoạn cuối cùng khi những sự chuẩn bị hỗ trợ người dân đã chín muồi thì lệnh cấm xe máy mới thực hiện toàn thời gian. Lúc này người dân đã có lựa chọn các phương tiện khác xe máy để phục vụ nhu cầu đi lại.

img

Nhiều rào chắn được tạo ra để tránh vấn nạn đi xe máy chui.

Nhiều trạm xe tàu điện và điểm chờ xe buýt đã được xây dựng. Các xe buýt mini xuất hiện thay thế cho những xe ôm truyền thống. Thậm chí có cả những người đã chuyển sang làm nghề xe đạp ôm. Các phương tiện này tuy nhỏ nhưng lại hữu ích khi phục vụ người dân từ các điểm chờ xe buýt, hay trạm xe điện vào sâu trong những con đường nhỏ.

Tất nhiên, quá trình “cứu” dân một cách hoàn hảo trước những ảnh hưởng từ lệnh cấm xe máy chắc chắn ở đâu cũng cần phải thực hiện liên tục, không ngừng nghỉ.

Thời điểm khi đi vào giai đoạn 3 của lệnh cấm xe máy, nhiều người sinh sống ở ngoại ô thành phố Quảng Châu vẫn thấy bất tiện vì mạng lưới giao thông công cộng chưa thực sự tiện ích cho họ khi di chuyển vào trung tâm.

Tuyệt đẹp Honda Cub F đời đầu, đốn tim dân mê xe cổ

Honda Cub F được lưu trữ tại bảo tàng của Honda với hình hài cổ xưa nhưng vẫn làm xao xuyến những người hâm mộ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem