Cận cảnh gác chuông cổ đền có từ thời nhà Mạc tại đền thờ Nguyễn Minh Không một làng quê của Ninh Bình

Vũ Thượng Thứ hai, ngày 24/07/2023 08:57 AM (GMT+7)
Gác chuông cổ được xây dựng gần 400 năm tại đền thờ Thánh Nguyễn (Nguyễn Minh Không) tọa lạc ở hai xã Gia Thắng và Gia Tiến (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Mặc dù trải qua hàng trăm năm nhưng gác chuông cổ có niên đại từ thời Mạc vẫn được bảo tồn nghiêm ngặt.
Bình luận 0

Gác chuông cổ có niên đại từ thời nhà Mạc

Trong quần thể kiến trúc tại đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), có nhiều công trình nổi bật, nhưng phải kể đến gác chuông cổ phía sau đền, đây được đánh giá là gác chuông to, đẹp, độc đáo...trong các gác chuông tại tỉnh Ninh Bình.

CLIP: Cận cảnh gác chuông cổ có niên đại từ thời nhà Mạc tại đền thờ Thánh Nguyễn, tọa lạc tại xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bìnhh.

Ông Phạm Văn Lưu (xóm 4, xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn) kể: "Đền Thánh Nguyễn, ngôi đền cổ thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, một cao tăng có chức vị đứng đầu triều đại nhà Lý, ông còn được vua Lý Thần Tông phong làm Quốc sư".

Cận cảnh gác chuông cổ có từ thời nhà Mạc tại Ninh Bình - Ảnh 2.

Gác chuông cổ tại đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), đang treo quả chuông nặng gần 1 tấn. Ảnh: Vũ Thượng

Được biết, khoảng năm 1121, ông Nguyễn Minh Không đã về quê Đàm Xá xây dựng một ngôi chùa nhỏ thờ Phật, tên là Viên Quang (Viên Quang tự) để tu tập và hành đạo cứu người.

Đến tháng 8 năm 1141, Quốc sư Nguyễn Minh Không mất, người đời sau tôn ông là Đức Thánh, để tưởng nhớ công ơn, nhân dân đã chuyển chùa Viên Quang thành nơi thờ tự ông.

Cận cảnh gác chuông cổ có từ thời nhà Mạc tại Ninh Bình - Ảnh 3.

Gác chuông cổ trong quần thể kiến trúc tại đền Thánh Nguyễn. Ảnh: Vũ Thượng

Theo ông Phạm Văn Lưu, tại đền Thánh Nguyễn có một gác chuông cổ do ông Bùi Văn Khuê tức Mỹ Quận công ở Tri Phong, là tướng của triều Lê, năm 1644, đã dỡ lầu "Ngưng Bích" của nhà Mạc ở Cao Bằng đem về xây dựng thành gác chuông.

Cận cảnh gác chuông cổ có từ thời nhà Mạc tại Ninh Bình - Ảnh 4.

Phạm Văn Lưu đang dang tay ôm chiếc chuông tại đền Thánh Nguyễn. Ảnh: Vũ Thượng

Gác chuông cổ được xây dựng phía sau chính tẩm đền thờ Nguyễn Minh Không, gác chuông có hai tầng, tám mái được làm từ gỗ lim nguyên khối, sau hàng trăm năm vẫn giữ được nguyên vẹn. Hiện, gác chuông cổ treo quả chuông nặng gần 1 tấn, cao 1,6 mét, đường kính 0,8 mét.

Cận cảnh gác chuông cổ có từ thời nhà Mạc tại Ninh Bình - Ảnh 5.

Trên cột gỗ lim tại gác chuông cổ khắc nhiều dòng chữ nho. Ảnh: Vũ Thượng

Tỷ lệ giữa các tầng kiến trúc của gác chuông cổ tại đền Thánh Nguyễn rất cân đối, tỷ lệ hợp lý giữa các bờ nóc, bờ thẳng,...Các chi tiết chạm khắc trang trí mỹ thuật tinh xảo càng tô thêm vẻ đẹp lộng lẫy của tòa gác chuông cổ này.

Thỉnh 365 tiếng chuông chào đón năm mới

Công trình gác chuông cổ tại đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) là một công trình kiến trúc đặc biệt, là điểm nhấn thu hút rất nhiều du khách khi tới tỉnh Ninh Bình tham quan, khám phá.

Cận cảnh gác chuông cổ có từ thời nhà Mạc tại Ninh Bình - Ảnh 6.

Ông Phạm Văn Lưu (xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn) đứng cạnh quả chuông đồng cao 1,6 mét. Ảnh: Vũ Thượng

Ông Phạm Văn Lưu (xóm 4, xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn), hiện đang làm trong ban khánh tiết đền Thánh Nguyễn cho biết: "Hệ thống chuông này thường được thỉnh vào khoảng 4 giờ hàng ngày và cũng như vào dịp đầu hội tháng 3 âm lịch".

Cận cảnh gác chuông cổ có từ thời nhà Mạc tại Ninh Bình - Ảnh 7.

Móc treo quả chuông nặng gần 1 tấn tại đền Thánh Nguyễn. Ảnh: Vũ Thượng

"Ngoài ra, còn thỉnh lúc sang canh, chào đón năm mới với 365 tiếng chuông cầu cho quốc thái dân an. Người thỉnh chuông không phải ai cũng được chọn, mà phải là người phúc đức...", ông Lưu cho biết thêm.

Cận cảnh gác chuông cổ có từ thời nhà Mạc tại Ninh Bình - Ảnh 8.

Văn bia đá tại đền Thánh Nguyễn được đặt trên mình con rùa. Ảnh: Vũ Thượng

Ngoài ra, tại đền Thánh Nguyễn còn giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như: Cây đèn đá, cột kinh, các văn bia đá cổ, 51 sắc phong thời Lê và Nguyễn…Đây là những tài sản văn hóa vô giá, góp phần nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Cận cảnh gác chuông cổ có từ thời nhà Mạc tại Ninh Bình - Ảnh 9.

Đền Thánh Nguyễn được công nhận di tích lịch sử văn hóa. Ảnh: Vũ Thượng

Di tích lịch sử văn hóa đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1989.

Đền Thánh Nguyễn thờ Nguyễn Minh Không tên húy là Nguyễn Chí Thành (1073-1141), người làng Điềm Xá, thuộc phủ Tràng An xưa (nay thuộc xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Sau khi mất ông được tôn hiệu là Lý Quốc Sư, tên gọi này để chỉ ông là một cao tăng có chức vị đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem