Hà Nội: Trên 600.000 nông dân nhận “sổ đỏ”

Trần Quang Thứ sáu, ngày 20/01/2017 06:15 AM (GMT+7)
Tính đến hết năm 2016, Hà Nội đã cấp được trên 601.314/626.994 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) sau dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đạt trên 95% kế hoạch. Trong đó, có 5 huyện hoàn thành cấp GCNQSDĐ cho nông dân gồm Thanh Trì, Ứng Hòa, Phúc Thọ, Thạch Thất và Mê Linh.
Bình luận 0

Dồn điền, đổi thửa vượt kế hoạch

Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết: “Tính đến nay, toàn thành phố đã thực hiện DĐĐT được 778.446,9/76.281,6ha (đạt 102,8%), do có 9 huyện có diện tích DĐĐT vượt 3.171,1ha so với kế hoạch thành phố giao, cụ thể ở các huyện Sóc Sơn vượt 718,8ha, Thạch Thất vượt 71,6ha, Phú Xuyên vượt 452,6ha…

“Đặc biệt, sau DĐĐT, thành phố đã tiến hành đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ để giúp bà con yên tâm sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng thu nhập. Tính đến hết năm 2016, thành phố đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung có hiệu quả cao như vùng sản xuất lúa chất lượng cao có giá trị thu nhập tăng hơn 30% so với sản xuất lúa truyền thống; nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/ha như vùng chuyên canh hoa ở Đan Phượng, vùng chăn nuôi tổng hợp ở Ứng Hòa…” – ông Mỹ nhấn mạnh.

img

  Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thăm mô hình chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao tại xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Ảnh: Trần Quang

Theo ông Mỹ, dù là năm đầu tiên thực hiện Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020”, song kết quả xây dựng NTM trong năm 2016 trên địa bàn thành phố đạt được là rất đáng ghi nhận. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ. Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp ước đạt 239 triệu đồng/năm, tăng hơn 6 triệu đồng so với năm 2015, thu nhập của người dân khu vực nông thôn đạt 36 triệu đồng/người/năm, tăng 1 triệu đồng so với kế hoạch thành phố đề ra.

Phấn đấu có trên 80% xã NTM

Trong năm 2016, Hà Nội có thêm huyện Đông Anh được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM và 54 xã đã đủ điều kiện được chủ tịch UBND thành phố công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 32 xã so với kế hoạch đề ra. Như vậy, tính đến nay, tổng số xã đạt chuẩn NTM của Hà Nội là 255/386 xã (chiếm 66,06%) và chiếm 11,4% tổng số xã đạt chuẩn NTM của cả nước. 

Trong năm 2016, Hà Nội có thêm huyện Đông Anh được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM và 54 xã đã đủ điều kiện được chủ tịch UBND thành phố công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 32 xã so với kế hoạch đề ra. Như vậy, tính đến nay, tổng số xã đạt chuẩn NTM của Hà Nội là 255/386 xã (chiếm 66,06%) và chiếm 11,4% tổng số xã đạt chuẩn NTM của cả nước. Với kết quả này, Hà Nội vẫn giữ vữngthành tích là địa phương dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn NTM.

“Năm 2017, Sở NNPTNT Hà Nội tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể, ngành nông nghiệp Hà Nội đặt mục tiêu giá trị tăng thêm của ngành từ 3,5 - 4%, dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 100%, số xã đạt chuẩn NTM tăng thêm 22 xã để toàn thành phố có hơn 80% xã NTM vào năm 2018” – ông Mỹ nhấn mạnh.

Nói về mục tiêu trong năm 2017, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng: “Các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; tăng diện tích trồng hoa cây cảnh; chăn nuôi thủy sản; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng hàng nông sản; xây dựng thành công các mô hình điểm trong sản xuất. “Sở NNPTNT khẩn trương xây dựng ít nhất 1 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mỗi huyện phải xây dựng 1 điểm hoặc 1 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp” – Phó Bí thư Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh.

Cũng theo bà Hằng, các huyện, thị xã cần rà soát lại hiện trạng NTM của các xã để đăng ký hoàn thành xây dựng NTM sát thực tế. Đối với việc nâng cao đời sống nông thôn, Hà Nội tiếp tục duy trì, khai thác, quản lý tốt các chương trình đầu tư; tăng cường hoàn thiện các tiêu chí văn hóa, thể thao, y tế, an sinh xã hội; đẩy mạnh thực hiện các chương trình giảm nghèo... Trên cơ sở rà soát cơ chế, chính sách, thành phố sẽ tiếp tục tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc để góp phần thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Nguyễn Tất Thắng – Bí thư Huyện ủy Đan Phượng cho biết, dù là huyện đầu tiên của Hà Nội về đích NTM, song Đan Phượng không bằng lòng với kết quả đạt được mà vẫn đang tiếp tục nâng chất các tiêu chí NTM. Mới đây, huyện đã phát động phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020 đến toàn thể nhân dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem