Phân lân Lâm Thao phù hợp cây lúa miền Tây

Chúc Ly Thứ tư, ngày 03/08/2016 15:15 PM (GMT+7)
Đó là đánh giá chung tại hội thảo Hiệu quả của phân bón Lâm Thao đối với cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hội thảo do Cục Trồng trọt phối hợp Viện Lúa ĐBSCL và Công ty cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao vừa tổ chức tại TP.Cần Thơ.
Bình luận 0

Sử dụng phân bón hợp lý lợi nhuận tăng 5-10%

Theo TS Bùi Huy Hiền - nguyên Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa, trong quá trình sản xuất, ngành trồng trọt đã hình thành các vùng cây hàng hóa chính và khó có thể thay thế được như các cây: Lúa, ngô, lạc, chè, cà phê, tiêu, cây ăn quả, rau... vì tính thích nghi và ưu thế so sánh về hiệu quả kinh tế. Do vậy những loại phân bón đặc thù thích hợp với đất, với cây khó có thể thay thế được.

Cùng với một số loại phân chua sinh lý khác như clorua kali, sunphat kali, sunphat amon... phân Supe lân đã được dùng hàng chục năm qua và vẫn phát huy hiệu quả tốt. Việc sử dụng lâu dài Supe lân sẽ làm chua đất hoặc lân nung chảy sẽ làm tăng pH đất đều chưa có các thí nghiệm dài hạn để minh chứng trên đất vùng nhiệt đới ẩm ở Việt Nam.

img

Phân bón Lâm Thao đang góp phần làm nên những mùa vàng ở ĐBSCL. Ảnh: Ruộng lúa hè thu ở Châu Thành (Kiên Giang). Ảnh: Mạnh Chung

Còn theo ông Lê Thanh Tùng (Cục Trồng trọt), phân bón có vai trò vô cùng quan trọng trong thâm canh tăng vụ đối với trồng trọt nói chung và đặc biệt đối với sản xuất lúa nói riêng. Nhu cầu phân bón của nước ta khoảng 12 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng về nhu cầu khoảng 200.000-300.000 tấn/năm, khả năng sản xuất trong nước của chúng ta chỉ đáp ứng được khoảng 72-75%, còn lại phải nhập khẩu.

"Với mục tiêu hàng đầu là giữ vững và phát triển các sản phẩm truyền thống phục vụ nông nghiệp, công ty đang có ưu thế, tạo sự phát triển ổn định lâu dài và vững chắc. Sự trưởng thành của công ty không chỉ thể hiện qua năng lực sản xuất, các dự án phát triển mà quan trọng hơn cả là công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình trong sự phát triển chung của xã hội”.

Ông Vũ Xuân Hồng

Tuy nhiên, tại hội thảo các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, việc sản xuất và sử dụng phân bón trong nước không đồng đều, do tập quán và kỹ thuật canh tác ở từng khu vực riêng biệt và từng vùng đất khác nhau, vì thế có những cái chúng ta thiếu, có những cái chúng ta thừa, dẫn đến những tiêu cực trong sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón.

“Việc sử dụng phân bón không đúng và không có hiệu quả sẽ khiến cho hàng nông sản có giá thành cao, có tác động tiêu cực đến môi trường. Mặt khác, phân bón không chỉ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng mà còn là chất tái tạo đất. Ngoài ra, trong việc cải tạo đất còn cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, việc này trong rất nhiều năm chúng ta chưa chú ý một cách đúng mức” – ông Tùng khẳng định.

Tại hội thảo các nhà khoa học đều cho rằng, đối với sản xuất lúa ĐBSCL, nhiều năm nay tập quán canh tác và những khuyến cáo sử dụng phân bón nói chung và phân lân nói riêng đã và đang được khuyến cáo chi tiết và cụ thể hơn. Chúng ta chưa có những thống kê trên diện rộng, nhưng việc sử dụng phân bón có hiệu quả trong sản xuất lúa có thể đem lại lợi nhuận tăng thêm từ 5-10%. Điều này hết sức có ý nghĩa đối với việc sản xuất lúa hàng hóa ở ĐBSCL hiện nay.

Trước năm 1975, ĐBSCL chủ yếu trồng lúa mùa nên phân bón ít được quan tâm, đặc biệt là phân lân. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2000 phân lân mới được chú ý vì giai đoạn này diện tích trồng lúa cao sản ngắn ngày đã bắt đầu chiếm ưu thế. “Phân lân được khuyến cáo bón 40-80kg/ha sẽ cho năng suất và hiệu quả cao, bón thấp hơn mức này năng suất sẽ bị ảnh hưởng và giảm hiệu quả phân đạm, còn nếu bón cao hơn năng suất cũng không tăng thêm, bón phân lân càng tăng hiệu quả càng giảm” – TS Chu Văn Hách (Viện Lúa ĐBSCL) cho hay.

img

Ông Vũ Xuân Hồng - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Chúc Ly

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL về hiệu lực của các dạng lân trên đất phù sa và đất phèn trung bình (giai đoạn 1990-2010) đều khẳng định nếu cùng phương pháp bón như nhau, liều lượng quy đổi ra P2O5 như nhau, các dạng lân khác nhau không ảnh hưởng tới số bông/m2, số hạt chắc/bông và năng suất lúa.

Qua kết quả này mở ra hướng tốt để các dạng phân lân đơn như lân nung chảy, supetecmo Lâm Thao… sản xuất trong nước với giá rẻ dần thay thế lân ở dạng DAP phải nhập khẩu với giá cao hơn, thuận tiện cho người sử dụng, mà giá thành sản xuất sẽ giảm do giảm chi phí đầu vào.

Hiệu quả của lân Lâm Thao

Chính vì lẽ đó, đề tài đánh giá hiệu quả của lân nung chảy Lâm Thao, phân hỗn hợp Supetecmo Lâm Thao cho cây lúa vùng ĐBSCL được đề xuất và nghiên cứu.

Cụ thể, mục tiêu của đề tài là so sánh hiệu quả các dạng phân lân Lâm Thao với DAP bón cho lúa trên 2 loại đất: Đất phù sa tại Cần Thơ thuộc vùng phù sa Tây sông Hậu, đất phèn tại Hậu Giang; so sánh hiệu quả nông học và hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức bón lân Lâm Thao với DAP bón cho lúa trên 2 loại đất nghiên cứu. Qua kết quả thử nghiệm cho thấy phân lân vẫn đóng vai trò quan trọng trong canh tác lúa ở ĐBSCL, đặc biệt trong vụ xuân hè/hè thu sớm.

Theo TS Chu Văn Hách, các dạng supe lân và lân nung chảy Lâm Thao đều có hiệu quả gia tăng năng suất lúa cao  tương đương bón DAP. Lợi nhuận thu được từ bón supe lân và lân nung chảy Lâm Thao cao hơn so với bón DAP. Bên cạnh đó, lân supe và lân nung chảy Lâm Thao sản xuất bằng nguyên liệu thiên nhiên trong nước nên ổn định về chất lượng và giá cả sẽ hợp lý hơn cho người tiêu dùng. Bón lân supe và lân nung chảy Lâm Thao sẽ bổ sung thêm các nguyên tố trung và vi lượng tự nhiên cho đất, về lâu dài sẽ cải tạo đất tốt hơn”.

Giảm chi phí, an toàn cho sức khỏe, môi trường

Chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Văn Tài (ngụ xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), người tham gia sử dụng thử nghiệm phân bón lân Lâm Thao trên ruộng lúa trong vụ đông xuân vừa qua, cho hay: “Theo tập quán, nông dân chúng tôi thường bón ure, DAP, kali cho cây lúa, còn phân lân đơn ít xài hơn, nên khi làm thử nghiệm cũng còn băn khoăn, không hiểu phân mới như thế nào? Khi tham gia mô hình bón phân lân Lâm Thao tôi thực hiện trên 8.000m2, so sánh các loại phân ở 4 ô ruộng (mỗi ô 2.000m2). Qua thử nghiệm tôi nhận thấy bón phân lân đơn chi phí thấp hơn so với bón DAP mà lợi nhuận lại cao hơn so với bón DAP từ 4-8%. Bên cạnh đó, tôi cũng thấy rằng do số lượng bón nhiều nên phải tăng chi phí vận chuyển, đồng thời khi bón dễ bị bụi bay vào mắt, rất khó chịu. Vì vậy, để thuận tiện và đảm bảo an toàn cho người dân đề nghị công ty sản xuất lân dưới dạng phân viên”.

Ông Vũ Xuân Hồng – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, cho biết: Supe lân Lâm Thao là một loại phân bón chứa lân được sản xuất bằng phương pháp hóa học phân hủy quặng apatit loại 1, với axit sunphuaric để chuyển hóa P2O5 dưới dạng cây trồng khó hấp thu được có trong quặng thành P2O5 tan được trong nước nên rất thuận lợi cho cây trồng hấp thụ lân ngay ở giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ, bộ rễ chưa phát triển và trong những điều kiện bất thuận của thời tiết. Việc dùng axit sạch do công ty sản xuất vừa an toàn với môi trường, cây trồng và sức khỏe con người…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem