Cây cảnh lưỡi hổ có "2 niềm vui" và "2 nỗi sợ", làm sai bảo sao cây còi cọc, chậm lớn

Diệp Diệp Thứ bảy, ngày 30/04/2022 06:19 AM (GMT+7)
Lưỡi hổ là loài cây chịu bóng tốt, dễ trồng, hình dáng ấn tượng nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên cây cảnh này có 2 niềm vui nên làm và 2 nỗi sợ tuyệt đối phải tránh.
Bình luận 0

Một trong những cây cảnh trồng trong nhà phổ biến chính là lưỡi hổ. Lưỡi hổ có khả năng chịu bóng cực tốt, có thể trồng ở mọi vị trí trong nhà.

Bạn chỉ cần cung cấp cho cây cảnh này đủ ánh sáng tán xạ và thông gió tốt là được. Cây cảnh lưỡi hổ có lá dày, kiểu cách, có những đường vân độc đáo, có giá trị làm cảnh cao.

Cây cảnh lưỡi hổ có "2 niềm vui" và "2 nỗi sợ", làm sai bảo sao cây còi cọc, chậm lớn - Ảnh 1.

Cây cảnh lưỡi hổ được nhiều người ưa thích. Ảnh Apartmenttherapy

Hơn nữa, nó còn có khả năng thanh lọc không khí rất mạnh, là sản phẩm thích hợp làm cây cảnh trồng trong nhà.

Cây cảnh lưỡi hổ cũng chịu hạn và cằn cỗi, dù là người trồng cây cảnh "tay mơ" hay lười biếng thì cũng khó lòng là "nuôi chết" được lưỡi hổ.

Nhưng nếu bạn muốn làm lưỡi hổ sống tốt tươi, cho những chiếc lá mạnh mẽ, sáng bóng thì càn phải đầu tư thời gian và hiểu được tính cách của nó. Chỉ khi bạn chiều theo nhu cầu của cây cảnh thì nó mới có thể cho các lá to, rộng và chồi non ra liên tục.

Cây cảnh lưỡi hổ có "2 niềm vui" và "2 nỗi sợ", làm sai bảo sao cây còi cọc, chậm lớn - Ảnh 2.

Muốn cây cảnh lưỡi hổ phát triển tốt phải nắm rõ nhu cầu của chúng.

Nhìn chung, nuôi cây cảnh lưỡi hổ sống được thì dễ nhưng sống đẹp thì khó. Vậy kỹ thuật nuôi trồng cây lưỡi hổ là gì? Đó là công thức "2 niềm vui và 2 nỗi sợ", các bạn nhớ nhé!

1. Cây cảnh lưỡi hổ thích ánh sáng buổi sớm

Lưỡi hổ là một loại cây ăn cảnh lá thuần khiết. Tuy nó cũng có thể nở hoa nhưng hoa của nó thực sự không đẹp.

Cây cảnh này là loại cây chịu bóng tốt và có thể trồng ở bất cứ đâu trong nhà, nhưng tiền đề là phải có đủ ánh sáng tán xạ. Vì vậy, nó không giống như cây trầu bà, là loại cây không ưa ánh sáng.

Cây cảnh lưỡi hổ có "2 niềm vui" và "2 nỗi sợ", làm sai bảo sao cây còi cọc, chậm lớn - Ảnh 3.

Cây cảnh lưỡi hổ thích ánh sáng dịu nhẹ. Ảnh Apartmenttherapy

Cây cảnh lưỡi hổ vẫn thích ánh sáng dịu nhẹ, vì vậy, nhiều người thích để những chậu cây cảnh lưỡi hổ

người hành hương hổ ở ban công quay mặt về hướng Đông, tức là để lấy ánh sáng ban mai.

Để lưỡi hổ sinh trưởng mạnh mẽ, sinh sản và phát triển tốt thì không thể thiếu sáng sáng, đặc biệt là ánh sáng vào mùa đông xuân, rất thích hợp cho cây cảnh này tắm nắng.

Ánh sáng đầy đủ có thể giúp cho lưỡi hổ quang hợp đầy đủ, để nước và chất dinh dưỡng có thể được chuyển hóa nhanh chóng. Nhờ đó, các lá của lưỡi hổ sẽ mọc lên sẽ rộng và dày, có vạch rõ ràng, không bị quăn mép lá. Các chồi cũng phát triển nhiều hơn.

2. Cây cảnh lưỡi hổ thích được bón phân

Cây cảnh lưỡi hổ rất thích được bón phân. Nhiều bạn đã và đang trồng cây lưỡi hổ có thể không tin vì nhiều bạn trồng lưỡi hổ nhưng chưa bao giờ bón phân nhưng cây vẫn phát triển.

Cây cảnh lưỡi hổ có "2 niềm vui" và "2 nỗi sợ", làm sai bảo sao cây còi cọc, chậm lớn - Ảnh 4.

Cây cảnh lưỡi hổ phải được bón phân mới ra lá to rộng, bóng đẹp

Như tôi nhấn mạnh lúc đầu, để cây cảnh lưỡi hổ sinh trưởng bình thường thì rất dễ nhưng để cây sinh trưởng tốt, ra lá nhiều và đẹp lại là hai việc khác nhau.

Nếu bạn có cơ hội so sánh cây lưỡi hổ được bón phân thường xuyên và cây lưỡi hổ không được bón phân thì chắc chắn sẽ rõ.

Cây cảnh này chịu được cằn cỗi, dễ nuôi, dù bạn không thay đất và bón phân vài năm thì cây vẫn không chết. Nhưng bạn phải biết rằng, cây trồng nào cũng cần chất dinh dưỡng để phát triển. Cây cảnh lưỡi hổ cũng không ngoại lệ.

Cây cảnh lưỡi hổ có "2 niềm vui" và "2 nỗi sợ", làm sai bảo sao cây còi cọc, chậm lớn - Ảnh 5.

Có thể bón phân tan chậm cho cây cảnh lưỡi hổ

Việc bón phân thường xuyên là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của lưỡi hổ. Cây cảnh này khi đủ chất dinh dưỡng có thể phát triển nhanh chóng, lá khỏe và ra nhiều chồi phụ.

Nhưng trong việc lựa chọn phân bón, bạn hãy nhớ bón nhiều phân hữu cơ và phân hỗn hợp và ít phân đạm. Mặc dù phân đạm có thể thúc đẩy cây sinh trưởng nhưng dễ làm cho cây cảnh lưỡi hổ bị chai chân, xơ xác và gãy ngọn, lá sẽ héo úa và vạch kẻ trên lá không rõ ràng.

Cây cảnh lưỡi hổ có "2 niềm vui" và "2 nỗi sợ", làm sai bảo sao cây còi cọc, chậm lớn - Ảnh 6.

Cây cảnh lưỡi hổ cần được bón phân thường xuyên. Ảnh Apartmenttherapy

3. Cây cảnh lưỡi hổ sợ tưới nước quá nhiều

Lá của cây lưỡi hổ tương đối nhẵn, thoát hơi nước yếu, lá dày cũng tích nước nhiều nên cây cảnh này chịu hạn tốt. Vào mùa đông, dù bạn có không tưới cho chúng 1-2 tháng, cây cảnh cũng sẽ không bị khô héo.

Khi bạn nhận thấy lá của cây cảnh lưỡi hổ mỏng và xỉn màu có nghĩa nó đang "nói" nó bị khát và đã đến lúc cần phải tưới nước.

Cây cảnh lưỡi hổ có "2 niềm vui" và "2 nỗi sợ", làm sai bảo sao cây còi cọc, chậm lớn - Ảnh 7.

Cây cảnh lưỡi hổ có thể ra hoa nhưng hoa không đẹp

Một số bạn trồng cây cảnh chỉ nghĩ rằng cây lưỡi hổ chịu hạn tốt nhưng tưới nước cũng rất tùy tiện. Việc tưới nước thường xuyên không tốt cho lưỡi hổ vì có thể làm thối dễ. Còn nếu không được tưới nước quá lâu ngày thì cây lưỡi hổ cũng rất khó phát triển. Do đó, việc tưới nước cho cây lưỡi hổ phải được kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, tuy không kén đất để trồng nhưng cây cảnh này vẫn thích đất dinh dưỡng dạng hạt. Nếu bạn thích trồng cả xương rồng thì lấy luôn đất dinh dưỡng chuyên dụng cho cây mọng nước để trồng cây lưỡi hổ cũng rất phù hợp.

Cây cảnh lưỡi hổ có "2 niềm vui" và "2 nỗi sợ", làm sai bảo sao cây còi cọc, chậm lớn - Ảnh 8.

Lá của cây cảnh lưỡi hổ thoát nước không tốt nên cây không thích được tưới nhiều. Ảnh Istockphoto

Loại đất giàu dinh dưỡng này sau khi tưới nước sẽ thẩm thấu nhanh, không bị đọng nước.

Quay lại việc tưới nước cho cây cảnh lưỡi hổ, bạn hãy đợi đất chậu khô rồi mới tưới và tưới thật đẫm. Cây lưỡi hổ được nuôi theo cách này có lá bóng dầu, mập mạp, căng mọng và thích ra các nhánh mới.

4. Cây cảnh lưỡi hổ sợ trồng quá sâu

Cây lưỡi hổ có một loại cây đẹp và không cần cắt tỉa. Đó là một lý do tại sao những người yêu cây cảnh thích nó.

Khi trồng chúng ta thường chọn lọ hoa có miệng sâu cho phù hợp với dáng cao của cây cảnh lưỡi hổ nhưng điều này lại không phù hợp.

Cây cảnh lưỡi hổ có "2 niềm vui" và "2 nỗi sợ", làm sai bảo sao cây còi cọc, chậm lớn - Ảnh 9.

Không nên trồng cây cảnh lưỡi hổ vào chậu quá sâu

Việc dùng chậu sâu để trồng cây lưỡi hổ sẽ khiến cây cảnh này chỉ sống èo uột, không phát triển được chồi phụ, thậm chí có thể bị khô héo và chết.

Nguyên nhân là do trồng quá sâu, bộ rễ của cây cảnh lưỡi hổ không khỏe, có thể nói còn rất mỏng manh, thân rễ không phát triển xuống phía dưới mà đi ngang nên bộ rễ của nó phát triển tương đối nông ở tầng đất trên.

Trồng ở chậu sâu, tưới nước nhiều có thể làm đọng nước và gây thối rễ hoặc chất dinh dưỡng đi xuống dưới mà rễ của cây cảnh lưỡi hổ không "với" xuống được.

Cây cảnh lưỡi hổ có "2 niềm vui" và "2 nỗi sợ", làm sai bảo sao cây còi cọc, chậm lớn - Ảnh 10.

Cây cảnh lưỡi hổ có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Ảnh Apartmenttherapy

Do đó, khi trồng cây cảnh lưỡi hổ, bạn nên chọn chậu có miệng sâu vừa vặn với nó. Bạn không nên trồng quá sâu, nếu chậu sâu thì nên đặt vài viên gạch, đá,… dưới đáy chậu rồi mới phủ đất lên. Nếu đặt gạch quá nặng, khó khăn cho việc di chuyển chậu cây thì có thể đặt than củi, đất nung, thậm chí là xốp bên dưới đáy chậu.

Tóm lại: Trồng cây cảnh lưỡi hổ nhìn chung là dễ dàng. Tuy nhiên, để cây phát triển đẹp thì bạn cần đầu tư cho chúng. Cây lưỡi hổ sẽ mọc đẹp, làm bạn mãn nhãn, không uổng đâu!

(Theo SH) 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem