Già Hồ Lua giúp dân bản làm giàu

Lê San Chủ nhật, ngày 13/07/2014 06:52 AM (GMT+7)
Đến nhà già Hồ Lua, ngôi nhà sàn cao lớn nhất nhì ở thôn A Dơi Đớ, xã A Dơi, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị), chúng tôi được già cho hay: Trước đây, cũng như mấy chục hộ ở thôn, già cũng chỉ sớm hôm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Đất đai mênh mông là thế nhưng chẳng mấy ngày được no bụng. 
Bình luận 0

Cây lúa nhờ nước trời nên vụ được thu vài ba bao, vụ lại để luôn trên nương vì chẳng mấy bông có hạt. Vườn tược rộng rãi nhưng thích gì trồng nấy, không cây nào cho thu nhập. “Được đi tham quan, tôi mới hiểu nếu cứ làm theo lối cũ thì có lao động cực nhọc đi nữa cũng khó mà no bụng, còn làm giàu là chuyện quá xa vời”- già Lua bảo.

img Già Hồ Lua.

 

Già bắt tay vào trồng cây sắn cao sản. Cán bộ kỹ thuật đến tận thôn hướng dẫn và nhà của già trở thành điểm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Già bàn với vợ con bán hết đàn trâu gần 40 con đầu tư vào trồng 5ha sắn.

Già Lua đi đầu, làm đất kiểu mới, trồng sắn giống mới và chăm sóc cây sắn cũng khác trước. Cây sắn vườn nhà già Lua lên xanh um. Mùa thu hoạch, có nhà máy tới thu mua theo hợp đồng.

Một vài năm đầu thu vài chục triệu từ cây sắn, nhưng mấy năm gần đây, già Hồ Lua là một trong những thành viên sáng giá của Câu lạc bộ 100 triệu. Vườn bời lời 3 năm tuổi sát nhà, già rào lại khoảng 1.000m2 để chuẩn bị mua dê giống về thả.

Phía cuối vườn là ba cái ao thả cá nối tiếp nhau. Hai ao nuôi cá thịt, còn một ao, già nuôi cá giống. Cũng đã từng chịu cảnh ăn bữa nay, lo bữa mai, già Hồ Lua thấm thía lắm cái khó, cái nghèo.

Giờ đã có của ăn của để, già tìm người nghèo khó để giúp. Không chỉ giúp tiền, già chú trọng chuyện giúp người nghèo cái cần câu và cả cách câu.

Trước đây, nhà nào thiếu tiền, thiếu gạo, già Hồ Lua đều cho vay mà không lấy lãi. Với các hộ khó khăn, già giúp luôn không tính toán. Nhưng thấy nhiều nhà anh em, bạn bè trong thôn cứ vay mãi mà vẫn nghèo, già suy nghĩ, đó cũng không phải là cách hay.

Thế là ông chuyển hướng, cho mượn 2 ao cá. “Cái này là giúp cho bà con, mình có thì mình nhường cho họ, cho hồ cá luôn, cho cả cá, cho cả hồ, cho họ nuôi riêng, họ vui vẻ luôn. Người nào khó, mình giúp mà không lấy tiền... Vừa rồi làm nhà cho nhà Pạ Pưm, Pạ Cưm, rồi nhà Vỗ Pưm là tôi làm hết” - già kể.

Hiện nay, đời sống của bà con ở thôn A Dơi Đớ và cả xã A Dơi đã từng bước được cải thiện. Hầu như nhà nào cũng đã có từ 1- 2 xe máy, chuyện thiếu gạo ăn không còn xuất hiện ở mảnh đất này.

Ông Hồ Lua hồn hậu kể: Cứ đến kỳ thu hoạch sắn là bà con phấn khởi lắm. Già trẻ, gái trai là đều đi dỡ sắn, hộ nào ít nhất cũng được 30 - 40 triệu đồng một năm.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận chưa thực sự chăm chỉ làm ăn, thậm chí trông chờ, ỷ lại. Tôi vẫn hay bảo lũ thanh niên: “Làm gì có ai ưa nghèo. Mà tại sao mình nghèo. Mình vừa tuyên truyền vừa phải giúp cho chúng biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem