Bộ Chính trị: Khắc phục tình trạng đầu tư “núp bóng”, đầu tư “chui”

Lương Kết Thứ năm, ngày 22/08/2019 14:12 PM (GMT+7)
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Bình luận 0

img

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một phiên họp của Bộ Chính trị (Ảnh có tính minh họa - ảnh TTXVN).

Nghị quyết của Bộ Chính trị khẳng định: Qua hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và có hiệu quả, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước…

Nghị quyết đã nêu rõ thực trạng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, đồng thời đưa ra mục tiêu tổng quát. Cụ thể: Vốn đăng ký giai đoạn 2021-2025 khoảng 150-200 tỷ USD (30-40 tỷ USD/năm); giai đoạn 2026-2030 khoảng 200-300 tỷ USD (40-50 tỷ USD/năm).

Vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025 khoảng 100-150 tỷ USD (20-30 tỷ USD/năm); giai đoạn 2026-2030 khoảng 150-200 tỷ USD (30-40 tỷ USD/năm).

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018.

Tỷ lệ nội địa hoá tăng từ 20-25% hiện nay, lên mức 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

Tỷ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động từ 56% năm 2017 lên 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.

img

Đầu tư từ nước ngoài góp phần tạo nên bức tranh đa dạng cho kinh tế Việt Nam (ảnh IT).

Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đưa ra những vụ và những giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu đề ra. Đó là:

Nhóm giải pháp thứ nhất là hoàn thiện thể chế, chính sách chung về đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật để khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay. Sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục, điều kiện đầu tư, khái niệm về các hoạt động đầu tư, về danh mục địa bàn, lĩnh vực, đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tư trong các luật về đầu tư nước ngoài và các luật có liên quan để thống nhất trong thực hiện và bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng "vốn mỏng," chuyển giá, đầu tư "chui," đầu tư "núp bóng". Nghiên cứu bổ sung quy định "điều kiện về quốc phòng, an ninh" trong quá trình xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hoặc các văn bản có giá trị pháp lý tương đương) đối với dự án đầu tư mới và quá trình xem xét, chấp thuận đối với hoạt động đầu tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

Các nhóm giải pháp tiếp theo là hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư; Hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm bảo hộ và đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư;  Hoàn thiện thể chế chính sách quản lý, giám sát đầu tư; Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội đối với đầu tư nước ngoài

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem