Nghĩ về một niềm trăn trở của Người

Ngô Vương Anh Thứ năm, ngày 07/02/2019 06:30 AM (GMT+7)
Đấu tranh chống Chủ nghĩa cá nhân trong mỗi cán bộ, đảng viên là vấn đề quan tâm thường xuyên cho đến cuối cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh để Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng của mình. Trong mùa xuân 50 năm trước, Người đã để lại cho chúng ta những lời dặn dò sâu sắc, cho đến hôm nay càng hiện rõ giá trị.
Bình luận 0

1. Trong dịp kỷ niệm thành lập Đảng năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao  Ban Tuyên huấn chuẩn bị một bài viết theo những gợi ý của Người. Thoạt đầu, Người đặt đầu đề bài báo là Phải chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Đồng chí Tố Hữu trình bày ý kiến xin sửa lại đầu đề này, đưa vế “Nâng cao đạo đức” lên trước vế “chống chủ nghĩa cá nhân”, vì Bác đặt đầu đề như vậy thì “mạnh” quá. Bác hỏi đồng chí Vũ Kỳ: Ý chú thế nào? Đồng chí Vũ Kỳ thưa là đồng ý với ý kiến của đồng chí Tố Hữu.

Bác ngồi yên một lát, rồi nói: “Bác hỏi các chú điều này: Các chú tiết kiệm mua được một bộ bàn ghế, giường tủ mới. Trước khi khiêng vào phòng, các chú có đưa đồ cũ ra, có quét sạch sẽ không hay là cứ để rác rưởi, bẩn thỉu mà kê đồ mới vào? Các chú nói có lý nhưng chưa hợp lý. Vì các chú là đa số nên Bác phải nhượng bộ. Đổi đầu đề bài viết, nhưng trong bài dứt khoát phải để nguyên ý của Bác là “quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Bài viết của Bác ký tên T.L, đã đăng trên trang nhất báo Nhân Dân ngày 3.2.1969. Bài viết này cũng là lời căn dặn cuối cùng của Người về xây dựng Đảng trước khi công bố những dòng Di chúc: Trước hết nói về Đảng…

img

Quét sạch chủ nghĩa cá nhân và Nâng cao đạo đức cách mạng là hai việc phải làm đồng thời, như hai mặt biện chứng của một vấn đề, nhưng Người muốn nhấn mạnh tinh thần đấu tranh kiên quyết loại trừ những thói hư tật xấu để làm trong sạch đội ngũ. Điều đó cũng đơn giản, dễ hiểu như việc quét dọn sạch sẽ trước khi kê đồ đạc mới vào nhà.

Khi chúng ta vun đắp, nuôi dưỡng những điều tốt đẹp cho xã hội mới, cần nhấn mạnh (hơn) đến nhiệm vụ “xây”. Khi muốn điều trị một “căn bệnh” đã làm nảy sinh nguy cơ có thể làm hại đến “sức khỏe” của Đảng, chúng ta đề cao những biện pháp chống - tựa như việc dùng kháng sinh hay thậm chí là phẫu thuật. Từ khi trở thành Đảng cầm quyền, một bộ phận cán bộ đảng viên được giao trọng trách giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước với danh vị cùng những đặc quyền, đặc lợi đã bị “căn bệnh” chủ nghĩa cá nhân  làm cho thoái hóa, biến chất. Hiện tượng này đã xuất hiện và Người thấy rằng phải cảnh báo sớm. 

Trong bài viết, sau khi biểu dương “những đảng viên trung kiên, gương mẫu làm nên những thành tích vẻ vang”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê bình “một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém. Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”.

Để “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Người căn dặn những việc cần làm: “Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên. Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ”.

2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một luận điểm quan trọng: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm 

Chúng ta đã thấy rõ kẻ thù, Đảng đã định ra chiến lược sách lược đúng đắn. Chúng ta phải đồng tâm nhất trí, mạnh bạo xung phong”. Những nỗ lực hôm nay của Đảng để tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng là thực hiện những lời căn dặn đó của Người.

qua  là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ đảng viên, làm tha hoá tổ chức Đảng, các cơ quan chính quyền và  đoàn thể. Những cán bộ đã bị "nhiễm bệnh" làm cho các tổ chức của Đảng, của Nhà nước, và các đoàn thể nhân dân bị biến chất, pháp luật bị khinh nhờn, kỷ cương bị buông lỏng, đạo đức cách mạng xuống cấp, nhân dân mất lòng tin vào Đảng, vào Chính phủ. Đây là nguy cơ nguy hiểm tiềm tàng làm cho Đảng mất dần tính cách mạng, tính trí tuệ, tính đạo đức, tính nhân dân.

Chủ nghĩa cá nhân đặc biệt nguy hiểm và khó chống vì nó là kẻ thù vô hình, lại nằm trong chính bản thân mỗi con người, nó là gốc của mọi “bệnh”, nó sinh ra nhiều “bệnh” khác. Chủ nghĩa cá nhân nguy hiểm còn bởi vì những “căn bệnh” do nó gây ra dễ mê hoặc con người, tạo cho những kẻ “mắc bệnh” những niềm sung sướng, mãn nguyện (dù là giả tạo, tạm thời), gây nhiều cám dỗ nên nhiều khi biết mà khó tránh.   

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bí quyết để chống CNCN trước hết ở ngay trong tư tưởng của mỗi cán bộ, đảng viên. Mỗi người cần luôn cảnh giác đề phòng mọi biểu hiện của những căn bệnh chủ nghĩa cá nhân  và chống nó bằng cách luôn phấn đấu, rèn luyện để nâng cao đạo đức cách mạng. Để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, phương cách tốt nhất đối với mỗi cán bộ, đảng viên được Người chỉ rõ là phải tự phê bình và phê bình một cách thường xuyên, nghiêm túc, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết. “Mỗi cán bộ, đảng viên mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khoẻ vô cùng”.  

Kiên quyết hơn, triệt để hơn

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ và “mổ xẻ” từ sớm “căn bệnh” CNCN trong cán bộ, đảng viên. Người cũng đưa cho chúng ta những phương cách chữa “căn bệnh” đó. Những luận điểm của Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân cũng đã được Đảng quán triệt trong nhiều văn kiện, được triển khai mạnh mẽ trong thực tiễn, đặc biệt là từ hai nhiệm kỳ gần đây. Nhưng yêu cầu của công tác xây dựng Đảng hôm nay vẫn đang đòi hỏi một sự lãnh đạo tập trung hơn nữa, kiên quyết hơn nữa, triệt để hơn nữa theo đúng tinh thần đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ tại Hội nghị cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, tháng 7.1962: “Cuộc vận động này là một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem