Quốc hội dành quá nửa thời gian kỳ họp bàn về nhân sự

Lương Kết Thứ tư, ngày 09/03/2016 10:18 AM (GMT+7)
Chương trình kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc ngày 21.3 và dự kiến bế mạc ngày 16.4. Trong đó, dự kiến dành 12 ngày để xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước.
Bình luận 0

img

Quốc hội dành 12 ngày xem xét, quyết định nhân sự Nhà nước.

Sáng 9.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Chương trình kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII. Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, kỳ họp Quốc hội thứ 11 dự kiến sẽ kéo dài 22,5 ngày, trong đó làm việc 2,5 ngày/5 ngày thứ Bảy.

Tại kỳ họp thứ 11 này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 7 dự án luật, gồm: Luật Tiếp cận thông tin; Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật Báo chí (sửa đổi); Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật Dược (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi).

"Kỳ họp Quốc hội thứ 11 này sẽ tăng cường thời lượng phát thanh, truyền hình trực tiếp, đặc biệt là trong những phiên họp có báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, báo cáo công tác nhiệm kỳ của Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện  KSND Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, báo cáo về kinh tế - xã hội" - Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.

Điểm chú ý tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến sẽ dành 12 ngày làm công tác nhân sự Nhà nước (dự kiến từ ngày 4 đến 16.4).

Góp ý vào việc này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết: "Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 2 khóa XII họp ngày 10, 11 và 12.3, đến ngày 13.3 các đồng chí phải có thông báo kết luận của Bộ Chính trị. Chúng ta Đảng, Đoàn phải biết được kết luận của Bộ Chính trị để quyết định được nhân sự nào điều chỉnh để đưa ra lãnh đạo, điều hành trong kỳ họp Quốc hội thứ 11 này".

Ông Lê Văn Cuông (nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa): "Tôi chưa biết nội dung của dự thảo Luật Biểu tình như thế nào, nhưng trước đây trong một số dự án luật có đề cập đến quyền được biểu tình của người dân, tuy nhiên quy trình để tiến hành một cuộc biểu tình hợp pháp rất là khó khăn. Chính vì thế trong thực tế thường xảy ra biểu tình tự phát, như vậy là vi phạm. Sắp tới dự án Luật Biểu tình nếu có những quy định không sát thực tế thì vấn đề biểu tình của người dân lại vẫn vi phạm pháp luật. Có luật mà quy định trái khoáy, các quy trình nhiêu khê, không sát với cuộc sống thì không có tính khả thi".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem