Dấu hiệu mới cho thấy sự sống có thể tồn tại trên sao Hỏa

Thứ sáu, ngày 05/08/2011 15:58 PM (GMT+7)
Dân Việt - Những phát hiện, được công bố trên tạp chí Science, với những bức ảnh về những đường sẫm mầu kỳ lạ xuất hiện trên bề mặt sao Hỏa có thể là những bằng chứng mới nhất cho thấy sự sống có thể tồn tại trên Hành tinh đỏ.
Bình luận 0

Theo lý giải của các nhà Khoa học, công bố hôm Thứ năm, ngày 04.8, về những hình ảnh được chụp bởi tàu thăm dò bay quanh quỹ đạo sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter) của NASA, với những đường sẫm màu xuất hiện trên các sườn dốc trên bề mặt sao Hỏa, từ màu nhạt đến đậm dần theo thời gian chuyển đổi từ cuối mùa Xuân sang đầu mùa Thu, cho thấy chúng được tạo thành bởi các chất dễ bay hơi, có thể sôi ở nhiệt độ tương đối thấp như nước và carbon dioxide.

img
Bức ảnh với những đường sẫm màu khác biệt do tàu thăm dò bay quanh quỹ đạo sao Hỏa gửi về cho thấy nước muối có thể chảy trên bề mặt sao Hỏa

Nó trông giống như những dòng chảy được tạo nên bởi các dòng nước, những mảng màu sáng có thể là các chất được lắng lại khi dòng nước chảy qua.

Theo tác giả Alfred McEwen, một nhà nghiên cứu về địa chất hành tinh của trường Đại học Arizona, người phụ trách việc phân tích các hình ảnh có độ phân giải cao do tàu thăm dò bay quanh quỹ đạo sao Hỏa gửi về “Nếu những hình ảnh này thực sự là dấu hiệu của việc có nước trên bề mặt sao Hỏa thì việc sự sống tồn tại trên sao Hỏa là hoàn toàn có thể xảy ra”.

Những vệt tối màu xuất hiện ở các vĩ độ Nam bán cầu, vị trí đủ xa để băng có thể xuất hiện trên bề mặt và chúng có trên các sườn dốc gần đường xích đạo, nơi có điều kiện đủ ấm để làm băng tan chảy.

Dựa trên chiều rộng của những dòng chảy, thay đổi kích thước từ 0,5 mét đến 5 mét, các nhà nghiên cứu cho rằng những dòng chảy đó có thể mang theo hàng ngàn gallon nước.

Sinh viên Lujendra Ojha của đại học Arizona là người đầu tiên nhận thấy những thay đổi theo mùa sau khi so sánh hai hình ảnh chụp bề mặt sao Hỏa ở một vị trí tại hai thời điểm khác nhau. “Tôi đã rất ngạc nhiên, nó dường như là cái gì đó mà tôi đang tìm kiếm, khi lần đầu tiên thấy nó, tôi không biết phải làm gì với nó” Lujendra Ojha cho biết.

Các thành viên trong nhóm nghiên cứu vô cùng lưỡng lự khi đưa ra khẳng định rằng họ đang nhìn thấy nước thay đổi theo mùa trên bề mặt sao Hỏa. “Nếu nước thực sự xuất hiện dưới dạng băng trên các cực của sao Hỏa và dạng lỏng dưới bề mặt hành tinh này thì từ trước đến nay chúng ta chưa có công cụ nào phát hiện được nó” McEwen cho biết.

Nhiệt độ ở sao Hỏa quá cao để carbon dioxide có thể tồn tại ở dạng đóng băng và quá thấp để cho băng tan chảy trên bề mặt. Nhưng với nước mặn thì nó có thể tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ thấp hơn so với nước tinh khiết.

Các nhà khoa học không loại trừ khả năng các yếu tố khác có thể gây ra các vệt thẫm màu trong bức ảnh. Nó có thể là các lớp bụi, kết quả của việc các chất bị bung khỏi bề mặt sao Hỏa khi có sự thay đổi tăng, giảm nhiệt độ. Tuy nhiên, điều này xảy ra theo một quá trình chậm, chứ không thay đổi mạnh mẽ theo mùa như những gì xuất hiện trong các bức ảnh.

Các nghiên cứu trước đây, dựa trên kết quả do tàu thám hiểm sao Hỏa Phoenix Mars Lander cung cấp năm 2008, cho thấy trầm tích muối tồn tại trên sao Hỏa, càng củng cố giả thuyết cho rằng nước muối thực sự tồn tại trên bề mặt sao Hỏa.

Theo Los Angeles Time
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem