“Nghiện” điện thoại thông minh còn hơn "nghiện" người yêu

Trần Vy Thứ bảy, ngày 07/11/2015 06:00 AM (GMT+7)
Nếu nói về một thiết bị đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta trong vài năm qua thì đó là điện thoại thông minh.
Bình luận 0

Điện thoại thông minh (smartphone) không chỉ giúp bạn giữ liên lạc với những người thân yêu mà còn ghi lại những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc sống, tìm hiểu kiến ​​thức và đem đến cho con người khả năng sáng tạo không giới hạn. Chúng đem đến những phút giây giải trí, dẫn đường khi bạn bị lạc hay lấp trống những lúc cô đơn,... Tuy vậy, liệu bạn có từng nghĩ mình quá lạm dụng và “nghiện” chúng hay không?

img

Quá lạm dụng smartphone sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của bạn. Ảnh minh họa

Nghiện điện thoại thông minh có thật nhưng hiếm

Theo tiến sĩ Mark Griffiths - giáo sư nghiên cứu Gambling Studies (Cờ bạc) tại Đại học Nottingham Trent và cũng là Giám đốc các đơn vị nghiên cứu trò chơi quốc tế (Gaming International) cho hay: "Hầu hết mọi người đều có thói quen sử dụng điện thoại; mặc dù họ sử dụng rất nhiều nhưng không hẳn là nghiện.”, ông giải thích: "Chỉ vì chúng là một thứ rất quan trọng trong cuộc sống của bạn và bởi bạn tương tác với nó ở khắp mọi nơi nên khi không có nó, bạn sẽ cảm thấy thiếu vắng, điều đó không đồng nghĩa với nghiện."

Tiến sĩ Griffiths cũng cho biết thêm: "Trong đời sống nói chung, mặc dù mọi người đều sử dụng điện thoại thông minh rất nhiều nhưng sẽ luôn có một lực lượng thiểu số, với bất kỳ tiến bộ công nghệ nào, đều gây phiền phức cho họ. Tuy nhiên, một tin tốt là tỷ lệ nghiện smartphone rất nhỏ. "

Để trả lời cho câu hỏi: “Bạn có nghiện điện thoại di động hay không?”, giáo sư Griffiths cho rằng mỗi chúng ta sẽ phải trả lời ít nhất 6 trong 10 câu sau đây:

1. "Điện thoại là điều quan trọng nhất trong cuộc đời tôi".

2. "Có khá nhiều tranh cãi nảy sinh giữa tôi và gia đình tôi/ đối tác của tôi do thời gian tôi dành cho smartphone".

3. "Điện thoại thường được sử dụng trong nhiều công việc quan trọng (làm việc, học tập, vv…)"

4. "Tôi dành nhiều thời gian cho điện thoại nhất".

5. "Việc sử dụng điện thoại di động là một cách để thay đổi tâm trạng của tôi".

6. "Càng ngày, số lượng thời gian tôi dành cho điện thoại di động càng lớn."

7. "Nếu không sử dụng điện thoại di động, tôi sẽ cảm thấy buồn rầu và dễ cáu kỉnh".

8. "Tôi luôn muốn sử dụng điện thoại di động ".

9. "Nếu cố cắt giảm lượng thời gian dành cho điện thoại di động thì ngay sau đó, khi sử dụng lại, tôi sẽ dành nhiều thời gian cho chúng hơn."

10. "Tôi nói dối với người khác về cách mà tôi sử dụng điện thoại di động."

Tiến sĩ Griffiths cũng giải thích thêm: "Chúng tôi biết rằng có một số người dành quá nhiều thời gian trên smartphone, nhưng nếu chúng không làm ảnh hưởng đến công việc, học tập, các mối quan hệ hoặc sở thích khác thì chúng ta không nên cho là nghiện”.

img

Điện thoại thông minh thực sự là nỗi ám ảnh

Tiến sĩ Larry Rosen - giáo sư danh dự và là cựu trưởng khoa Tâm lý học tại Đại học bang California cho biết: "Đối với hầu hết mọi người, điện thoại thông minh được là nỗi ám ảnh hơn là một chứng nghiện".

Ngoài ra, có không ít các bằng chứng rõ ràng về mức độ gia tăng sự lo lắng khi người dùng không được phép trả lời điện thoại. Theo nghiên cứu Extended iself: Tác động của iPhone về nhận thức, cảm xúc và sinh lý học cho thấy những người không thể trả lời điện thoại thường có nhịp tim nhanh, hiện tượng tăng huyết áp, đổ mồ hôi và giảm khả năng nhận thức.

Các tác động từ smartphone đến giấc ngủ đang ở mức báo động. Trong nghiên cứu mới nhất của mình, Tiến sĩ Rosen thấy rằng nhiều người trẻ có thói quen kiểm tra điện thoại thông minh thường xuyên mỗi đêm.

img

"3/4 thanh thiếu niên thường đặt smartphone bên cạnh giường và để một trong hai chế độ là chuông và rung, làm gián đoạn giấc ngủ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, khoảng một nửa số người trẻ hay thức dậy vào ban đêm để kiểm tra điện thoại. Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Nếu bạn không ngủ được, nó không chỉ làm bạn mệt mỏi hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tìm hiểu và suy nghĩ; não của bạn cần thời gian để  nghỉ ngơi sau 1 ngày hoạt động".

Làm thế nào để hạn chế sử dụng điện thoại?

Tiến sĩ Rosen gợi ý rằng: con người không thể tạm dừng sử dụng công nghệ ngay lập tức nhưng cần tiến hành dần dần. Bạn nên kéo dài thời gian kiểm tra ứng dụng từ 1 phút lên 15 phút/lần rồi tăng lên. Lặp lại quá trình trên cho đến khi bạn cảm thấy thực sự thoải mái, bạn có thể mất vài tuần để hình thành thói quen này.

Tiếp theo đó, bạn cũng nên bỏ thói quen đi ngủ cùng với điện thoại. Lời khuyên là bạn có thể mua một chiếc đồng hồ báo thức rẻ tiền và sử dụng nó để thay thế báo thức trên điện thoại. Ngoài ra, người dùng nên ngưng sử dụng thiết bị 1 giờ trước khi đi ngủ, đặt chúng trong phòng khách và tắt âm thanh. Trong thời gian đó, bạn hãy làm một việc khác như xem TV, đọc một cuốn sách hoặc nghe nhạc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem