Vì tên lửa "khủng", Mỹ muốn bỏ lệnh cấm mua "hàng hiếm" của Nga

Thứ sáu, ngày 09/05/2014 12:56 PM (GMT+7)
Hôm 7.5, Chính phủ Mỹ và Công ty United Launch Alliance (Ula) đã đề nghị Tòa án Liên Bang dỡ bỏ lệnh cấm mua động cơ Nga RD-180 vốn được thiết kế cho tên lửa Mỹ Atlas V.
Bình luận 0
Được biết, lệnh cấm trên do Thẩm phán Tòa án Liên Bang Mỹ Susan Braden ban hành cách đây một tuần trước. Nhưng đó chỉ là lệnh cấm tạm thời và có thể hủy bỏ nếu Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra được tài liệu chứng minh việc cung cấp động cơ RD-180 không phi phạm luật trừng phạt của Tổng thống Mỹ Brack Obama đối với Nga.

img
Động cơ tên lửa RD-180 của Nga. Ảnh: itar-tass

Tài liệu hôm thứ Tư của Chính phủ Mỹ và Ula trình bày theo yêu cầu trước Tòa án Liên Bang, cho rằng, việc sử dụng động cơ tên lửa này ở Mỹ không trực tiếp hay gián tiếp đi ngược lại với luật trừng phạt và yêu cầu Tòa án xóa bỏ lệnh cấm.

Nguyên nhân dẫn tới hành động trên, theo tờ báo Nga Itar-tass phân tích, không chỉ Ula, một hãng liên doanh với những “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ như Boeing và Lockheed-Martin, mà ngay cả Lầu Năm Góc cũng quan tâm tới việc bãi bỏ lệnh cấm này, vì nó liên quan đến nhiệm vụ phóng các vệ tinh gián điệp và quân sự của Ula theo các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD.

Theo Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc, Chuẩn Đô đốc John Kirby cho biết, chương trình trên sẽ không bị tổn thương trong tương lai gần, trong khi Mỹ có hợp đồng cung cấp RD-180 từ thị trấn Khimki, Moscow được kéo dài thêm hai năm nữa. Bên cạnh đó, lệnh cấm tạm thời cũng không ảnh hưởng tới các hợp đồng đã ký.

Tuy nhiên, lệnh cấm của Tòa án Liên bang Mỹ không hẳn từ động cơ chính trị mà xuất phát từ thực tế cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ ở Mỹ. Để giành được “miếng bánh” trong thị trường này, Tập đoàn Californian SapceX đã chế tạo ra tên lửa riêng của mình là Falcon-9 tạo ra một thách thức đối với sự độc quyền của Ula trong lĩnh vực phóng vệ tinh quân sự. Thậm chí chính Tập đoàn này đã đệ đơn kiện chống lại các đối thủ cạnh tranh của mình và cả không quân Mỹ vì cho rằng việc Ula mua động cơ tên lửa của Nga là vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Ngay sau khi lệnh cấm được ban hành, nhiều chuyên gia ngành vũ trụ đã dự đoán lệnh cấm tạm thời sẽ được dỡ bỏ và thẩm phán Braden sẽ sửa đổi phán quyết của mình trong tương lai gần. Vào hồi giữa tháng 4, Mỹ cũng tỏ ý muốn cấp phép để sản xuất động cơ tên lửa RD-180 của Nga ở trong nước. Hiện tại các động cơ RD-180 ở Mỹ được công ty liên doanh Nga-Mỹ RD-Amros cung cấp dùng cho tên lửa đẩy Atlas V.
Văn Biên (Theo itar-tass) ( Văn Biên (Theo itar-tass))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem