Dang tay bảo vệ Triều Tiên, Nga được lợi lộc gì?

Phương Đăng (theo Asia Times) Chủ nhật, ngày 02/07/2017 13:00 PM (GMT+7)
Mục tiêu của Moscow trong vấn đề Triều Tiên chủ yếu xuất phát từ nhu cầu làm nước Nga trở nên "vĩ đại hơn", theo cách nói từ khẩu hiệu chiến dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bình luận 0

img

Nga đang tích cực tham gia giải quyết khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên xuất phát từ nhiều lợi ích

Moscow vừa công bố kế hoạch riêng nhằm giải quyết khủng hoảng Triều Tiên đồng thời lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Bình Nhưỡng nhằm bóp nghẹt nền kinh tế của nước này. Điều này phản ánh Nga đang ngày càng quan tâm đến vấn đề Triều Tiên và tích cực thể hiện mong muốn tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng trong khu vực. 

Theo Asia Times, mục tiêu của Moscow trong vấn đề Triều Tiên không chỉ là nhằm phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên mà quan trọng hơn là xuất phát từ nhu cầu làm nước Nga trở nên "vĩ đại hơn", mượn cách nói từ khẩu hiệu chiến dịch thời tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong năm 2014, Nga từng xóa bỏ khoản nợ 10 tỷ USD từ thời Liên Xô cho Triều Tiên. Việc này từng gây hiểu nhầm là Moscow có đòn bẩy về mặt tài chính đối với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, theo Asia Times, việc Nga xóa nợ cho Triều Tiên chỉ đơn giản là vì Bình Nhưỡng không bao giờ có khả năng trả khoản nợ đó. 

Thực tế, những gì Nga thực sự thấy ở Triều Tiên đó là nước này là một cửa ngõ cho thị trường năng lượng lợi nhuận cao tại Hàn Quốc và Nhật Bản, giúp Nga tiêu thụ khí đốt tự nhiên và dầu từ các khu mỏ ở miễn Viễn Đông. 

Điều đó phù hợp với những gì Triều Tiên trông đợi ở Nga và thấy đây là một nguồn tiền bền vững. Nga được cho là đang quan ngại về sáng kiến Một Vành đai, Một Con cả trên biển lẫn đất liền giúp kết nối châu Á và châu Âu của Trung Quốc. 

Cả 2 tuyến đường trên biển và trên đất liền của sáng kiến này đều không đi qua Nga theo đó, tước đi của Nga những cơ hội kinh tế cần thiết. Nga cả trước khi có sáng kiến trên của Trung Quốc, Nga từ lâu đã muốn phát triển một mạng lưới vận tải riêng  ở vùng Viễn Đông để vận chuyển nhiêu liệu và năng lượng của nước này tới các thị trường.

Vấn đề đang vướng mắc là vận chuyển các sản phẩm năng lượng của Nga tới đối tác, trong khi cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc, thậm chí Triều Tiên đều có nhu cầu mua khí đốt và dầu mỏ rất lớn. Tuy nhiên, khác Hàn Quốc và Nhật Bản, Triều Tiên thiếu tiền. 

Đó là lý do Nga rất muốn truy cập vào cảng nước ấm quanh năm như Wonsan ở bờ Đông Triều Tiên cũng như tuyến đường sắt ở miền duyên hải phía Đông của nước này, nối liền tỉnh Primorsky Krai của Nga với Triều Tiên và Hàn Quốc. Bình Nhưỡng có thể sẽ hoan nghênh việc phát triển cơ sở hạ tầng như vậy nếu Moscow trả tiền, vì Triều Tiên sau đó có thể tính phí vận chuyển cho mỗi đơn vị sản phẩm quá cảnh qua lãnh thổ của nước này.

Hơn nữa, việc chính quyền mới của Hàn Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác kinh tế với Triều Tiên, rất có thể Seoul cũng sẽ tài trợ cho một dự án phát triển cơ sở hạ tầng như vậy.  Có một động thái liên quan gần đây khi Bình Nhưỡng thông báo mở dịch vụ phà từ cảng Rajin của Triều Tiên tới Vladivostok của Nga, nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế và du lịch 2 nước.

Tuy nhiên, người Triều Tiên được cho là ít có cơ hội cho những chuyến du lịch Nga. Về phía Triều Tiên, mục tiêu của việc này vẫn là kiếm tiền mặt từ khách du lịch Nga cũng như vận chuyển lao động từ Triều Tiên sang Nga. Cả hai việc này đều mang lại nguồn tiền mặt lớn cho Bình Nhưỡng. Như vậy, khi Nga nỗ lực can thiệp vào vấn đề Triều Tiên để tăng uy tín quốc tế cũng như tìm kiếm các mối bán năng lượng với bất cứ đối tác nào, Triều Tiên cũng sẽ được lợi không nhỏ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem