Điểm danh các khí tài chết người của Hải quân Trung Quốc

Vũ Duy (Theo Diplomat) Thứ năm, ngày 23/06/2016 07:00 AM (GMT+7)
Trang mạng The Diplomat ngày 22.6 đăng tải bài viết liệt kê các khí tài chết người của lực lượng hải quân Quân đội giải phóng Trung Quốc (PLAN).
Bình luận 0

Kể từ Thế chiến II, điều kiện tiên quyết để trở thành một cường quốc hàng hải là phải sở hữu nhóm tàu sân bay tấn công, đây là tập hợp một nhóm các tàu chiến và các phương tiện khí tài khác kết hợp nhằm tạo ra một pháo đài nổi. Đây là uy lực của một cường quốc hàng hải.

Lực lượng hải quân Trung Quốc đang trong quá trình xây dựng một nhóm tàu sân bay tấn công như nói ở trên, mặc dù hiện nay Bắc Kinh mới chỉ sở hữu một tàu sân bay và tàu sân bay này đang trong quá trình tổ chức các đợt huấn luyện phối hợp với các chiến đấu cơ.

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả bài báo gắng bao quát những nỗ lực hiện nay của Trung Quốc bằng việc liệt kê và mô tả các khí tài chính của lực lượng hải quân Quân giải phóng Trung Quốc (PLAN).

Mặc dù dư luận vẫn còn đang chú ý nhiều đến nhóm tàu sân bay tấn công kể trên, nhưng bài báo lưu ý đến việc sử dụng các vũ khí như máy bay không người lái (UAV), tàu vũ trụ và hệ thống không gian mạng, những phương tiện này sẽ quyết định tới bất kỳ cuộc chiến nào trên biển. Tất nhiên, Trung Quốc đang đặt trọng tâm đến các lĩnh vực kể trên.

Liệu PLAN có bỏ qua khâu xây dựng nhóm tàu sân bay tấn công nói trên và chuyển thẳng tới mô hình mục tiêu UAV hạng nặng hay không trong khi lờ đi các nhóm tàu chiến uy lực nhưng đã bị lỗi thời khác. Câu trả lời là không. Trung Quốc và lực lượng hải quân nước này vẫn coi nhóm tàu chiến tấn công là một phần quan trọng ở vị thế cường quốc và chắc chắn sẽ không bỏ qua khâu nói trên.

Các tàu sân bay

Được hạ thủy tháng 9.2012, tàu sân bay Liaoning CV-16 là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và đánh dấu Trung Quốc là quốc gia thứ 5 sở hữu tàu sân bay. Mặc dù kém công suất hơn tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, Liaoning lại đóng góp phần lớn nhất vào sức mạnh của PLAN và là cơ sở huấn luyện để lập ra một lực lượng tàu sân bay trong tương lai của Bắc Kinh.

imgHiện Trung Quốc đang tự đóng một tàu sân bay loại 001A tại nhà máy đóng tàu Liaoning. Tàu này được biết có khả năng tác chiến mạnh hơn loại tàu sân bay trực thăng của Nhật. Giới truyền thông cũng đề cập tới tàu sân bay thứ hai tự chế này của Trung Quốc. Tàu này sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Các tàu khu trục

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Luyang III. Trung Quốc năm ngoái bắt đầu hạ thủy loại tàu khu trục Luyang III, đây là tàu khu trục hiện đại nhất của Bắc Kinh. Tàu này được trang bị với loại tên lửa HHQ-9 và tên lửa hành trình chống hạm (ASCM) YJ-18 phóng thẳng đứng có tầm hoạt động rộng và tầm bắn lên đến hơn 460km.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Luyang II DDG được trang bị loại tên lửa HHQ-9 với tầm bắn tới 90km, hệ thống chỉ huy tác chiến hiện đại và các thiết bị radar truy quét máy bay hiện đại  mang tên ‘Đại bàng biển và mắt rồng’. Tàu khu trục này còn được trang bị thêm tên lửa YJ-83 với tầm bắn lên đến 160km, hoặc tên lửaWYJ-62 ASCM tầm bắn 225km.  Nếu so sánh, tên lửa YJ-62 có tầm bắn lên đến 225km, nhưng tầm bắn thực sự của các tên lửa sử dụng nội địa có tầm bắn xa hơn nhiều.

Tàu khu trục Luyang I là tàu khu trục mô hình cũ, được trang bị tên lửa hành trình chống hạm (ASCM) YJ-83. Tàu khu trục Luda là loại tàu khu trục do Trung Quốc tự sản xuất đầu tiên và được thay thế bởi các tàu khu trục hiện đại hơn.

Tàu ngầm

Các tàu ngầm của Trung Quốc được chế tạo nhằm chống lại các tàu mặt nước, đặc biệt các tàu hoạt động trên các tuyến hàng hải khu vực, được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm (ASCM). 

Tàu ngầm tấn công lớp Yuan chạy bằng nhiên liệu diesel là tàu ngầm tấn công hiện đại nhất của PLAN. Năm 2015 có 12 tàu ngầm loại này được sử dụng cùng với 8 tàu khác đang chuẩn bị xuất xưởng. Loại tàu ngầm này được trang bị loại tên lửa hành trình hiện đại YJ-18, tương tự như loại tên lửa SS-N-27 với tầm hoạt động xa hơn nhiều, nhưng không hiện đại bằng tên lửa YJ-82.

Tàu ngầm tấn công lớp Song ban đầu được trang bị tên lửa YJ-82, loại tên lửa hành trình chống hạm được phóng từ dưới nước. Hiện loại tàu ngầm này được trang bị tên lửa hành trình chống hạm YJ-18.

Tàu ngầm tấn công lớp Ming không mang các tên lửa ASCM.

img

Tàu ngầm tấn công chạy bằng điện-diesel lớp Kilo là loại tàu ngầm do Nga sản xuất, tất cả 12 tàu ngầm này, loại trừ 4 chiếc được trang bị tên lửa hành trình chống hạm SS-N-27 với tầm bắn lên tới hơn 190km.

Tàu ngầm tấn công lớp Shang chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị loại tên lửa YJ-18. Hai trong số tàu ngầm này được đóng trong giai đoạn 2002-2003 và năm 2015 có 4 chiếc khác đang trong quá trình sản xuất. Tàu ngầm này được thiết kế nhằm thay thế tàu ngầm cổ hơn mang tên Han SSN.

Tàu ngầm lớp Jin chạy bằng năng lượng hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Tàu ngầm này trang bị tên lửa SLBM JL-2 có tầm bắn xa gấp 3 lần loại tên lửa đạn đạo SLBM JL-1 của tàu ngầm lớp Xia. Trung Quốc sắp tới sẽ trang bị thêm 5 tàu ngầm lớp Jin nhằm duy trì lá chắn tên lửa hạt nhân.

Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu nhiều tàu khu trục, tàu cao tốc ngư lôi, tàu đổ bộ, tàu tiếp viện và nhiều tàu tuần tra hiện đại cùng nhiều trực thăng và các khí tài hiện đại khác.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem