Clip: Cận Tết, cùng nông dân đi đào gừng

Chúc Ly Thứ bảy, ngày 14/01/2017 14:44 PM (GMT+7)
Để thu hoạch 1 công (khoảng 1.300m2) gừng thì phải đến 7 nhân công khỏe mạnh làm cật lực trong một ngày. Đất trồng gừng là loại đất sét, đối với những tháng cận Tết khi đất đã cứng lại thì việc đào gừng càng khó khăn.
Bình luận 0

Nông dân thu hoạch gừng loại bỏ đất và rễ ngay tại ruộng. Chúc Ly

Mong muốn lớn nhất của người nông dân sau một năm chăm sóc là bán được gừng với giá cao. Bởi đây là loại cây trồng rất tốn thời gian chăm sóc và đặc biệt công thu hoạch rất lớn, nếu làm không khéo có thể bị lỗ nặng.

img

 Đất trồng gừng là loại đất sét, đối với những tháng cận Tết khi đất đã cứng lại thì việc thu hoạch gừng càng khó khăn, phải dùng đến xẻng để đào. Ảnh Chúc Ly

img

Gừng là loại cây rất tốn thời gian chăm sóc và đặc biệt công thu hoạch rất lớn. Ảnh Chúc Ly

Nhiều nông dân tại miền Tây cho biết, để thu hoạch 1 công gừng thì phải cần đến 7 nhân công làm cật lực trong một ngày, đó là với người khỏe mạnh chứ nếu yếu thì cũng làm không xong vì phải trải qua nhiều giai đoạn. Đất trồng gừng là loại đất sét, đối với những tháng cận Tết khi đất đã cứng lại thì việc đào gừng càng khó khăn. Để chuẩn bị cho một buổi đào gừng trước nhất phải có một chiếc xẻng cộng với nhiều nhân công sơ chế gừng.

img

Hiện nay nhân công thu hoạch gừng ở miền Tây mỗi người từ 120.000-150.000 đồng/ngày. Ảnh Chúc Ly

img

Những đống gừng củ vừa mới được đào lên còn dính đầy đất và rễ. Anh Chúc Ly

img

Theo người dân việc đào gừng rất cực, vừa cần đến sức khỏe lại vừa cần đến sự tỉ mỉ nên phải tìm người có kinh nghiệm. Ảnh Chúc Ly

“Vì đào gừng rất cực, vừa cần đến sức khỏe lại vừa cần đến sự tỉ mỉ nên công hơi cao, vào lúc thu hoạch đông ken cũng rất khó thuê được người. Chính vì vậy, mỗi chủ vườn sẽ phải “tự thân vận động” cùng xắn tay vào làm để giảm bớt 1 phần chi phí” – anh Trần Văn Thuận (ngụ xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) chia sẻ.

img

Gừng là loại cây có củ mọc sâu, từ 3 tấc (30cm) trở lên, nên khi đặt xẻng xuống đào phải nhắm cho kỹ, đào sâu xuống ít nhất 4 tấc để tránh trúng ngay gừng làm đứt củ. Ảnh Chúc Ly

img

Sơ chế gừng là giai đoạn tốn nhiều thời gian và công sức nhất

img

Nông dân phải dùng một thanh tre mỏng để loại bỏ hết đất bám chặt trong các củ gừng. Trong suốt quá trình làm phải hết sức cẩn thận vì củ gừng khá giòn, nếu làm mạnh tay thì củ dễ bị gãy, bán mất giá

img

Để thu hoạch 1 công gừng thì phải đến 7 nhân công khỏe mạnh làm cật lực trong một ngày

img

Tại các buổi thu hoạch gừng người dân phải làm tại vườn như thế này để kịp bán trong ngày cho thương lái. Ảnh Chúc Ly

Ngoài phần đào gừng, khi đến phần sơ chế để bán cho thương lái thì lại tốn thêm rất nhiều thời gian, công sức. Nhiều nông dân có kinh nghiệm trong việc đào gừng cho hay, gừng sau khi được đào lên phải giũ bớt đất, sau đó bỏ hết lá và rễ gừng. Kế đến là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất, loại bỏ đất bám chặt trong các củ gừng. Trong suốt quá trình làm phải hết sức cẩn thận vì củ gừng khá giòn, nếu làm mạnh tay thì củ dễ bị gãy, bán mất giá.

img

img

Hiện giá gừng ở các tỉnh miền Tây chỉ còn 3.000 đồng/kg, mỗi công gừng trung bình thu được khoảng 3 tấn gừng, trong khi tổng chi phí lên đến hơn 13 triệu đồng, nông dân chắc chắn thua lỗ. Ảnh Chúc Ly

img

Một củ gừng to sau khi được lặt bỏ lá và giũ đất

Có chứng kiến nông dân trải qua các giai đoạn để thu hoạch được gừng củ mới thấy hết sự vất vả của họ. Năm nay, giá gừng ở các tỉnh miền Tây tuột dốc, chỉ còn 3.000 đồng/kg, mỗi công gừng trung bình thu được khoảng 3 tấn gừng, trong khi tổng chi phí lên đến hơn 13 triệu đồng, ND chắc chắn thua lỗ.

Cách đây vài năm, giá gừng tươi tại các tỉnh miền Tây tăng cao, có lúc lên đến hơn 40.000 đồng/kg, nhiều hộ lãi cả trăm triệu đồng/công, có hộ còn phá mía để đầu tư trồng gừng. Thế nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, giá gừng bắt đầu tuột dốc, trong khi năm rồi còn 6.000 đồng/kg, vụ Tết có nơi còn bán được 12.000 đồng/kg, thì nay chỉ còn 3.000 đồng/kg. Theo nhiều ND nếu bán gừng với giá khoảng 10.000 đồng/kg trở lên thì mới có lãi. Hiện nay tại miền Tây, gừng tập trung nhiều tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang (khoảng 55ha), huyện Thới Bình, Cà Mau (khoảng 40ha).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem