Trang Amazon của tỉ phú Jeff Bezos đã giúp các chủ shop "phất lên" thế nào?

Ngọc Phạm Thứ năm, ngày 15/08/2019 19:00 PM (GMT+7)
Những sàn thương mại điện tử “siêu doanh nghiệp kết nối" mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp đưa hàng hóa của mình đến với khách hàng toàn cầu, thậm chí trước cả khi các khách hàng trong nước biết đến họ.
Bình luận 0

Ngày này, hầu hết những người sở hữu smartphone đều đã quá quen thuộc với các ứng dụng giao nhận thức ăn, đặt xe hay đặt và cho thuê phòng ốc, căn hộ. Chỉ có mặt trên thế giới trong khoảng 1 thập kỷ, những ứng dụng trên đã phát triển theo cái cách mà không một doanh nghiệp vận tải hay lưu trú nào có thể bắt kịp.

Nhờ hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ mà các công ty này không cần phải sở hữu một đội ngũ hàng chục ngàn chiếc taxi “xịn” và tài xế dày dặn kinh nghiệm, hay một mạng lưới hàng trăm ngàn khách sạn đạt chuẩn chất lượng và dịch vụ. Chính lợi thế về công nghệ này đã giúp các công ty dễ dàng giành thị phần trong thị trường quốc tế vốn cạnh tranh gay gắt. 

img

Giải pháp kết nối đang đem đến cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp.

Thay vì cố gắng xây dựng một đội xe hay sở hữu từng khách sạn như mô hình doanh nghiệp truyền thống, các công ty này chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất. Đó là mở rộng khả năng kết nối các nguồn lực lại với nhau. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, người dùng chỉ cần một ứng dụng trên di động là có thể tìm xe, đặt phòng, mua vé máy bay, xem phim, tìm địa điểm ăn uống, tour du lịch ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Theo thống kê của hãng kiểm toán KPMG, mô hình kinh doanh này đã mang về tổng doanh thu lên tới 7,18 nghìn tỉ USD trong năm 2018 cho các “siêu doanh nghiệp kết nối” nổi tiếng trên thế giới. Sự chuyển đổi nhanh chóng của hành vi khách hàng và công nghệ kỹ thuật số đã làm thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh truyền thống.

Minh chứng là dịch vụ bán hàng trên Amazon đã giúp các doanh nghiệp trên toàn thế giới phát triển kinh doanh toàn cầu, tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng của họ trên khắp thế giới và xây dựng hương hiệu quốc tế. Điều này cũng giúp cho nhiều doanh nghiệp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh. Chỉ cần vài cú nhấp chuột, người mua có thể “rinh" hàng ngay tại cửa, còn người bán có thể xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ.

img

Nhiều doanh nghiệp chọn Amazon trở thành người đồng hành trong “cuộc vượt biển lớn”.

Amazon mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp đưa hàng hóa của mình đến với khách hàng toàn cầu, thậm chí trước cả khi các khách hàng trong nước biết đến họ.

Han Ng - nhà sáng lập một doanh nghiệp nhỏ kinh doanh bán đồ lưu niệm, hàng thủ công online, luôn ấp ủ ước mơ đưa hàng hóa ra nước ngoài. Năm 2013, cô đã lựa chọn doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất thế giới để “vượt biên” với tham vọng bán lẻ trực tiếp cho nhiều khách hàng trên khắp thế giới.

Shop của Han nhanh chóng tiếp cận được những khách hàng tại Mỹ nhờ ông lớn Amazon, cung cấp 9.000 mặt hàng đa dạng: Hàng thủ công, đồ gỗ, ốp điện thoại, khung tranh,… Từ cơ sở ban đầu là căn gác nhỏ trên mái với chỉ 4 nhân viên thì nay cơ ngơi của Han đã có một xưởng sản xuất rộng 300m2 và 35 nhân viên. Năm 2018, doanh số bán hàng từ Amazon chiếm 50% doanh số bán hàng online. Han dự tính sẽ sớm mở hoạt động sang cả Amazon châu Âu, Úc và Nhật Bản.

Theo cô chủ shop này, thông qua Amazon, nhiệm vụ quảng bá sản phẩm tới khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đó mới là một nửa của hành trình. Phần còn lại nằm ở việc hàng hóa sẽ chuyển đến tay khách hàng như thế nào? Với một doanh nghiệp nhỏ, kiểm soát hoạt động logistics như đóng gói, vận chuyển hay dịch vụ sau bán có thể là một cơn ác mộng.

Để xử lý vấn đề này, chương trình hỗ trợ bán hàng và xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài trên Amazon (Amazon Global Selling - AGS) mang đến cho doanh nghiệp các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình và hoàn thiện đơn hàng (Fulfillment by Amazon - FBA). Amazon sẽ chịu trách nhiệm nhận hàng, đóng gói, vận chuyển đến tay người mua chỉ trong 1 - 2 ngày, hữu hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ vốn rất yếu các hoạt động liên quan tới logistics. Hiện tại, Amazon có 175 trung tâm hoàn thiện đơn hàng, hỗ trợ người bán vận chuyển sản phẩm đến người mua tại 185 quốc gia và khu vực.

img

Một số sản phẩm may cắt của Mary.

Mary - chủ một doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm may mặc và trang sức mỹ nghệ từ sừng, gỗ cũng gặp phải bài toán tương tự. Giữa năm 2012, khi đi du lịch tới Vienna, Áo, cô nhận ra các sản phẩm mỹ nghệ tại đây có chất lượng không bằng hàng trong nước. Sau khi trở về, cô thành lập thương hiệu riêng, dựng xưởng sản xuất trong nước và bắt đầu bán các sản phẩm thời trang và trang sức trên cửa hàng của Amazon.

Kể từ khi bắt đầu bán hàng trên Amazon vào năm 2015, doanh số mà cô ghi nhận tăng hơn 150% so với năm trước đó. Từ một xưởng sản xuất, shop đã “đổi đời”, thành lập thêm 3 xưởng, mang việc làm cho khoảng 100 nhân công. Nhà sáng lập công ty hào hứng cho biết sẽ đưa thương hiệu của mình tiến ra nhiều thị trường rộng lớn khác như Anh, Canada hay Úc.

Những câu chuyện thành công nói trên là lời gợi ý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại. Trong một thế giới ngày càng phẳng hơn, ngày nay các doanh nghiệp đến từ mọi quốc gia đều có cơ hội tuyệt vời để gia nhập sân chơi toàn cầu.

Apple trả lời “đanh như thép“ trước một yêu cầu của chính phủ Mỹ

Apple nói “không“ trước mọi yêu cầu cài đặt backdoor lên iPhone.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem