Doanh nghiệp nhỏ và vừa loay hoay trong bài toán sản xuất xanh

Vũ Khoa - Khánh Ly Thứ sáu, ngày 04/08/2023 19:14 PM (GMT+7)
Trong quá trình chuyển dịch sản phẩm bán lẻ sang vật liệu xanh, thân thiện môi trường thì nguồn vốn đang là rào cản lớn khiến doanh nghiệp chưa sẵn sàng tham gia.
Bình luận 0

Doanh nghiệp lo giá sản phẩm xanh khiến người tiêu dùng xa lánh

Chia sẻ với PV, đại diện một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thực phẩm ăn nhanh cho biết, trong cấu thành giá sản phẩm thì bao bì thông dụng như ni-lông, nhựa một lần.. chiếm khoảng từ 10-15% chi phí. Các loại bao bì thân thiện môi trường, túi giấy, hộp giấy.. có mức chi phí cao hơn. Do đó, chỉ riêng việc thay đổi bao bì theo xu hướng bảo vệ môi trường, rất nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng.

"Thực tế, bao bì bằng vật liệu thân thiện môi trường là điểm cộng để sản phẩm vào được các gian hàng, siêu thị bán lẻ. Thế nhưng giá thành lại trở thành rào cản, khiến sản phẩm rời xa hơn với người tiêu dùng. Mặt khác, ngoài là điểm cộng để lên kệ trên các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp sản xuất hiện đang khó tiếp cận chính sách ưu đãi thực tế nào cũng khiến chúng tôi chưa đủ quyết tâm để chuyển dịch bao bì", đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Cũng theo chia sẻ của một số doanh nghiệp, đối với mô hình vừa và nhỏ, doanh nghiệp starup, chi phí để sản xuất ra sản phẩm xanh bao gồm các khâu vận hành, thành phẩm và xử lý sau sản xuất lên đến 300% và có thể phá sản trước khi đuổi kịp xu hướng xanh. Do đó, dù rất nhiều chương trình hô hào doanh nghiệp chuyển đổi xu hướng sản xuất xanh, thân thiện môi trường nhưng chỉ có doanh nghiệp lớn, có nguồn lực mới đủ khả năng.

Theo Chủ tịch Danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Đinh Thị Mỹ Loan, trong sản xuất và tiêu dùng bền vững chắc chắn các nhà sản xuất giữ vai trò quan trọng của các nhà sản xuất. "Xu hướng đến rồi xu hướng đi, liệu xu hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững có ở lại hay không? Có tồn tại không?", bà Loan đặt câu hỏi.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa loay hoay trong bài toán sản xuất xanh - Ảnh 1.

Chủ tịch Danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Đinh Thị Mỹ Loan

Chỉ một vấn đề nhỏ, cụ thể như giảm túi ni lông cũng rất là khó khăn. Lúc sôi động, lúc chìm xuống. Nhà bán lẻ cũng chịu không ít khó khăn và chi phí để giảm thiểu túi ni lông. Cho tới nay, vẫn chưa thành công lắm mặc dù các nhà bán lẻ bỏ ra không ít chi phí, người tiêu dùng còn thói quen sử dụng quá nhu cầu cần thiết túi ni lông. Việc này cố gắng bền bỉ, chi tiết hơn, người tiêu dùng cần hiểu biết, ủng hộ hơn.

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, hiện nay tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho cho các sản phầm xanh sạch bền vững chỉ chiếm khoảng 31%. Để có thể nâng được cao hơn tỷ lệ này, những quy trình sản xuất cũng cần hiệu quả hơn, giảm được các chi phí để có sản phẩm cạnh tranh nổi bật lên.

"Tôi nhận thấy các doanh nghiệp sản xuất rất cần hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, pháp luật để có thể tham gia vào quá trình sản xuất bền vững, xanh, sạch. Các vấn đề quỹ đất, tìm công nghệ phù hợp, chi phí chế biến cao. Tóm lại, chúng ta đều mong muốn các sản phẩm xanh sạch, cần nhưng giá cả phù hợp. Đây không chỉ là mong của người tiêu dùng mà còn là mong muốn của tất cả nhà bán lẻ, người sản xuất" Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam nhận định.

Doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng xanh bằng cách nào?

Tại diễn đàn Thúc đẩy sản xuất – Tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính – Bộ Tài chính cho biết, về góc độ chính sách, hiện đang hướng đến 2 phía giảm thiếu tác động đến môi trường và khuyến khích hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải. Nhóm chính sách tài chính chia làm 2 nhóm chủ yếu tập trung vào thuế, chi ngân sách, tín dụng và một số chính sách liên quan đến bảo hiểm.

Trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt để điều chỉnh hành vi người tiêu dùng… ưu tiên công nghệ sạch. Thuế nhập khẩu/xuất khẩu thì miễn phí đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ tái chế, xử lý rác thải mà trong nước chưa sản xuất dc miễn xuất khẩu với sản phẩm dc sản xuất từ hoạt động bảo vệ môi trường, tái chế…

Thuế bảo vệ môi trường nhằm điều tiết sản xuất và tiêu dùng, ngành tiêu dùng nào tạo ra nhiều rác thải nhiều thì bị đánh thuế nhiều, được chia làm nhiều nhóm, 8 nhóm để áp mức khác nhau túi nilong có hại cho môi trường, xăng, dầu, mỡ nhờn, than đá… 

Doanh nghiệp nhỏ và vừa loay hoay trong bài toán sản xuất xanh - Ảnh 2.

Tín dụng xanh có tầm nhìn đến 2045, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nhanh so với mặt bằng chung. Nhiều ngân hàng đưa ra gói tín dụng và các khung cho vay bền vững như Agribank, BIDV.

Bên cạnh nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ thị trường, các chính sách, ưu đãi đag thể hiện ưu tiên cho quá trình thay đổi mô hình kinh doanh hướng đến sản xuất bền vững.

"Theo thông tư 101 bộ tài chính, các doanh nghiệp được hưởng 50% mức phí lưu ký chứng khoán, giao dịch. Đó cũng thể hiện ưu đãi của các chính sách tới doanh nghiệp", bà Lê Thị Thùy Vân cho hay.

Cụ thể, doanh nghiệp có nhiều nguồn tiếp cận tài chính như tín dụng, trái phiếu xanh… đều hướng đến doanh nghiệp có hướng sản xuất xanh, sản xuất bền vững. Với các tiêu chí như quy trình sản xuất có bảo vệ môi trường và nguyên liệu có gây hại cho môi trường không? Tiếp là chiến lược dài hạn để hướng đến chuyển đổi theo mô hình sản xuất bền vững.

"Tôi lấy trọng tâm là 4 yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, thiết kế sản phẩm, sản xuất và xử lý rác thải sau sản xuất không gây hại cho môi trường. Đây là trọng tâm mà chính phủ hay người dùng đều hướng đến để phát triển kinh tế tuần hoàn", bà Lê Thị Thùy Vân nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem