Giá như có cây cầu thì bà con sẽ bớt khổ nhiều lắm

Thanh Phúc Thứ sáu, ngày 24/06/2016 09:14 AM (GMT+7)
Xây cầu dân sinh là một dự án lớn và cấp thiết đối với nhà nước nói chung và ở các địa phương nói riêng. Tại các vùng sâu, vùng xa ở vùng sông nước miền Tây vẫn còn rất nhiềunhững người dân đang trong cảnh bị “cô lập” do không có cây cầu để đi lại.
Bình luận 0

Nếu may mắn được các nhà tài trợ xây cho cây cầu thì người dân ỡ xã Phú Hựu và An Khánh thuộc tỉnh Đồng Tháp chỉ cần đithêm 1,5 km thì các em trong xã đã có thể đến lớp học, bà con khi có việc cần cũng có thể chạy ngay đến trạm y tế của xã. Đây là tuyến đường nối các ấp ra tuyến chính của xã, nhưng hiện nay bà con nơi đây phải đi lại bằng phà nếu không phải đi vòng đến gấn 10km thì mới có cây cầu để qua sông. Bà con nơi đây đa phần làm nông, trồng cây ăn trái và hoa màu, vì không có cầu nên các buôn lái thường xuyên ép giá vì chi phí vận chuyển cao. Giá như có cầu, sẽ là tiền đề mở rộng giao thương giữa 2 xã, bà con, trẻ nhỏ được đi lại thuận tiện, giúp phát triển kinh tế địa phương.

img

Những cây cầu gỗ tạm bợkhông đủ an toàn để bà con đi lại

Để thoát khỏi đói nghèo, để con cái sau này bớt cơ cực thì bậc làm cha mẹ luôn muốn con cái mình tìm đến con chữ, muốn con cố gắng học hành để sau này sướng tấm thân. Nhưng với những nơi mà bước ra cửa nhà là sông là nước, các gia đình đã phải bỏ lại việc đồng áng hàng ngày chạy xe hàng chục km đưa con đi rồi chờ đón con về…Đó là những gì đang diễn ra tại xã An Nhơn, tỉnh Bến Tre, nếu người dân nơi đây được xây cầu thì sẽ thông sang tuyến tỉnh lộ ráp nối với cầu Lò Vôi cách đó 1 km và trở thành một trục đường chính của cụm dân cư 4 ấp thuộc 2 xã.

Và còn nhiều nữa những địa phương mà cây cầu là niềm ước ao là hy vọng của bao thế hệ của hàng ngàn hộ dân, hàng trăm em học sinh của các xã nghèo.Hoạt động giao thương sẽ ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày một ấm no, con cái đi học được dễ dàng hơn.

img

Con đường đi học của những đứa trẻ cũng gian nan, vất vả khi không có cây cầu(xã Tân hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An)

Thấu hiểu được nổi cơ cực của bà con, từ tháng 11/2015, nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh thuộc Tập đoàn Number 1 – Tân Hiệp Phát đã thực hiện khảo sát và tài trợ cho mỗi xã nghèo của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long một cây cầu thép dây văng trị giá 700 triệu đồng. Trong hơn 6 tháng qua chương trình đã khởi công xây dựng 10 cây cầu và trong số đó đã có 6 cây cầu đã được khánh thành, đi  vào sử dụng.

img

Cây cầu dây văng do Tập đoàn Number 1 tài trợ khánh thành tại xã Tân hòa (Long An).

"Nhịp cầu ước mơ" là chương trình truyền hình thực tế được phát sóng vào mỗi Chủ Nhật cuối tháng trên kênh Let’s Viet, nhằm thực hiện xây dựng những cây cầu thép dây văng tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Mỗi cây cầu dây văng khi hoàn thành sẽ có chiều dài khoảng 30m đến 40m, rộng 2,5m, đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Giao thông Vận tải như giải quyết nhu cầu đi bộ, xe đạp, xe máy, dắt gia súc, vận chuyển hàng hóa của người dân được thuận tiện, dễ dàng hơn. Các miền quê sẽ có cơ hội đổi mới từng ngày.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem