Đáng sợ vũ khí Liên Xô dọa nhấn chìm Mỹ bằng sóng thần

Thứ bảy, ngày 14/10/2017 18:30 PM (GMT+7)
Nếu như Mỹ chế tạo ra khẩu pháo hạt nhân thì Liên Xô cũng có những ý tưởng tương tự nhưng đáng sợ hơn gấp hàng chục lần.
Bình luận 0

img

Từ cuối những năm 1940 của thế kỷ trước Liên Xô đã bắt đầu khởi động chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân của Liên Xô thời đại trước khi tên lửa ra đời lại khác khá nhiều so với Mỹ. Nguồn ảnh: Boeh.

img

Theo đó, Liên Xô tự nhận thấy rằng nước này thiếu các loại máy bay ném bom hạng nặng có thể thực hiện hành trình bay lớn để thi hành các nhiệm vụ đánh bom hạt nhân từ xa. Để giải quyết vấn đề này, phía Liên Xô đã quyết định thay việc chế tạo bom hạt nhân bằng việc chế tạo ngư lôi hạt nhân. Nguồn ảnh: Boeh.

img

Phía tướng lĩnh Moscow nhận định rằng, việc triển khai ngư lôi hạt nhân sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi nó có thể tiếp cận mục tiêu bằng các tàu ngầm tấn công chiến lược. Phía Liên Xô cũng tính toán rằng, khi ngư lôi phát nổ nó sẽ tạo ra rung chấn đủ mạnh để phá nát bất cứ mục tiêu nào, hoặc tạo ra những cơn sóng thần nhân tạo nhấn chìm hoàn toàn kẻ thù, nhưng cũng đủ xa và đủ yếu để không ảnh hưởng tới tàu ngầm và kíp lái vừa phóng nó ra. Nguồn ảnh: Fdar.

img

Đầu những năm 1950, Đề án phát triển ngư lôi hạt nhân T-15 của Liên Xô được ra đời khi các kỹ sư Liên Xô đưa được đầu đạn hạt nhân vào gọn bên trong quả ngư lôi có đường kính 1550 mm. Kích cỡ ngư lôi khổng lồ này đã từng được sử dụng trên một vài loại tàu ngầm Điện-Diesel của Liên Xô nhưng chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm. Nguồn ảnh: Boeh.

img

Đề án T-15 chính thức được bắt đầu từ năm 1951. Nhiều nguyên mẫu đã ra đời trong đó có cả những nguyên mẫu ngư lôi hạt nhân sử dụng kích cỡ của ngư lôi thông thường, chỉ 533 mm như mẫu T-5. Nguồn ảnh: Boeh.

img

Hình ảnh của một con tàu khi bị sử dụng làm mục tiêu thử nghiệm ngư lôi thông thường, với ngư lôi hạt nhân, con thuyền này sẽ "biến mất" hoàn toàn. Nguồn ảnh: Boeh.

img

Hồng Quân đã dốc tiền vào đầu tư cho cả hai mẫu T-15 và T-5. Theo đó, T-5 với kích thước thông thường sẽ được sử dụng như một loại vũ khí ở dạng chiến thuật, có thể triển khai từ bất cứ tàu ngầm nào còn T-15 sẽ là một loại vũ khí chiến lược, được sử dụng vào việc "dọa" là chính. Nguồn ảnh: PNA.

img

Trong khi loại ngư lôi hạt nhân T-5 có kích thước chỉ 533 mm có thể phóng từ bất cứ loại tàu ngầm hoặc cơ cấu phóng ngư lôi truyền thống nào thì loại T-15 với đường kính khổng lồ 1550 mm lại chỉ có thể được phóng đi từ một loại tàu ngầm duy nhất. Nguồn ảnh: Boeh.

img

Các tàu ngầm đó có tên là Đề án 627. Loại tàu ngầm này chỉ mang theo được duy nhất một quả ngư lôi kích cỡ 1550 mm và nó đã từng vấp phải khá nhiều sự ngăn cản từ phía Bộ Chính trị cũng như phía Hải quân Liên Xô. Tuy nhiên cuối cùng Đề án 627 cũng được thông qua vào năm 1953. Nguồn ảnh: Mope.

img

Theo đó, quả ngư lôi T-15 được bắn đi từ Đề án 627 sẽ có thể di chuyển một quãng đường xa khoảng 25 km trước khi phát nổ. Với tốc độ khoảng 45 km/h, kíp lái tàu có khoảng 30 phút để di chuyển càng xa càng tốt ra khỏi vùng ảnh hưởng của vụ nổ. Nguồn ảnh: Apme.

img

Tới năm 1963, phía Mỹ mới đáp trả loại ngư lôi hạt nhân của Liên Xô bằng việc cho ra đời loại ngư lôi Mark 45. Tới tận năm 2015, phía Nga dường như vẫn đang tiếp tục phát triển một loại ngư lôi hạt nhân mới có tên Status-6. Nguồn ảnh: Defense.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem