Hồ Chí Minh nỗ lực kết nối với phe Đồng Minh

Thứ bảy, ngày 09/09/2017 12:30 PM (GMT+7)
Vào ngày 27 hoặc 28, ông Hồ Chí Minh ngồi trong một căn phòng ở 48 phố Hàng Ngang để thảo nên bản Tuyên ngôn, có lẽ dựa vào những ghi chép mà trước đó ông mang theo từ Tân Trào. Một bức hoạ được tạo ra nhiều năm sau sự kiện đã cho thấy, ông ngồi ở chiếc bàn tròn theo phong cách deco, với điếu thuốc luôn xuất hiện ở tay trái, tay phải cầm cây viết mực có ngòi thép, đang chăm chú ghi ra những dòng đầu tiên.
Bình luận 0

Nhiều người nước ngoài, trong đó có người Mỹ, đã nghiên cứu rất kỹ về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bản tuyên ngôn độc lập mà Người đã đọc trước hàng vạn đồng bào ở Quảng trường Ba Đình sáng 2.9.1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tạp chí Khám phá xin trân trọng giới thiệu một góc nhìn của tác giả David G.Marr, trích trong cuốn sách Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh do Chương trình Đông Nam Á thuộc Đại học Cornell (New York – Mỹ) phát hành năm 1995.

img

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhóm biệt kích Con Nai (Mỹ) năm 1945 tại Tân Trào.

Cuối tháng Tám năm 1945, ông Hồ Chí Minh lo chuyện tác động đến các lãnh đạo của phe Đồng Minh theo hướng công nhận nền độc lập của Việt Nam, cũng như chuyện ông phải nắm quyền lực nhà nước hoặc phải tự thể hiện bản thân như là biểu tượng dân tộc của sự thống nhất và tự quyết. Trong suốt Thế chiến II, ông nhiều lần tìm đến các viên chức của Mỹ và Trung Quốc, và dùng nhiều kẻ trung gian đáng tin cậy nhằm tiếp cận được tổ chức “Nước Pháp Tự do”.

Ở tổng hành dinh tại Kim Long/Tân Trào thuộc vùng đồi núi Bắc Bộ trong suốt mùa hè năm 1945, ông Hồ Chí Minh đã đều đặn nghe đài tin tức ở tần số ngắn của phe Đồng Minh và lấy được thêm thông tin mật từ những nhân viên tình báo Mỹ. Toan tính của ông trong việc gửi thông điệp cá nhân đến các lãnh đạo phe Đồng Minh gặp thất bại, nhưng các sĩ quan tham mưu ở cấp chiến trường và các đặc vụ tình báo thì không làm lơ ông.

Ông Hồ Chí Minh có một số ý tưởng và cụm từ mà cuối cùng được đưa vào bản Tuyên ngôn Độc lập và ông dường như đã đọc thử chúng cho Thiếu tá Allison Thomas cùng những thành viên khác trong đội OSS [Cơ quan Dịch vụ Chiến lược Mỹ] tại Tân Trào, và có lẽ ông đã thất vọng với sự thiếu sâu sắc của họ đối với tình hình chính trị ở thời điểm quyết định này trong lịch sử thế giới, cũng như lịch sử Việt Nam.

img

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhóm biệt kích Con Nai (Mỹ) năm 1945 tại Tân Trào.

Tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp nội các đầu tiên vào ngày 27.8 , tại đó họ ấn định Chủ nhật, ngày 2,9 , sẽ là Ngày lễ Độc lập Dân tộc, với những nhóm chính thức theo dõi buổi lễ được tổ chức ở càng nhiều địa điểm càng tốt.

Vào ngày 27 hoặc 28, ông Hồ Chí Minh ngồi trong một căn phòng ở 48 phố Hàng Ngang để thảo nên bản Tuyên ngôn, có lẽ dựa vào những ghi chép mà trước đó ông mang theo từ Tân Trào. Một bức hoạ được tạo ra nhiều năm sau sự kiện đã cho thấy, ông ngồi ở chiếc bàn tròn theo phong cách deco, với điếu thuốc luôn xuất hiện ở tay trái, tay phải cầm cây viết mực có ngòi thép, đang chăm chú ghi ra những dòng đầu tiên.

Dẫu sao, vào ngày 2.9 cũng có một bản đánh máy, “với nhiều chữ bị gạch bỏ và được viết đè lên bằng mực cùng với nhiều ghi chú bên lề”, theo trí nhớ của Archimedes Patti, sĩ quan cao cấp đại diện cho OSS tại Hà Nội, là người được ông Hồ Chí Minh đưa văn bản tận tay cho đọc đến khi chợt nhận ra Patti không hiểu tiếng Việt.

Sau khi ông Hồ Chí Minh kêu một thanh niên dịch tại chỗ, Patti “nổi gai” khi nghe bản Tuyên ngôn Độc lập của chính đất nước mình năm 1776 được trích dẫn. Patti nhanh chóng hồi tâm lại để chỉ ra lỗi dịch thuật trong đoạn trích đó, nhưng khi cố gắng đáp lại những câu hỏi tiếp theo của ông Hồ Chí Minh, thì lại không thể nhớ thêm bản gốc của nước Mỹ.

Ông Hồ Chí Minh muốn dựa vào những loại tiền lệ nào khi quyết định xuất hiện trước một nhóm quần chúng đông đảo và đọc lời tuyên ngôn chính thức ? Các vua chúa Việt Nam, vốn làm theo châm ngôn “thân quá hoá nhờn”, thường muốn tránh khỏi tầm mắt của dân thường ngoại trừ những dịp nghi lễ đặc biệt, hoặc khi thân chinh đi xuống các miền quê. Và hiếm có thần dân nào từng nghe được giọng nói của bậc quân vương. Thậm chí, khi thiết triều thì bậc quân vương thường không nói trực tiếp với quần thần, mà dựa vào những kẻ trung gian để ban những sắc dụ bằng giọng đọc trang trọng nhất.

Một ngoại lệ đáng chú ý có lẽ là những buổi lễ ăn thề nhất định nào đó. Ví dụ vào năm 1119, Lý Nhân Tông dường như đã đích thân nói chuyện với binh sĩ tại một hội thề, nhằm chuẩn bị cho chiến dịch chinh phạt chống lại một lãnh chúa địa phương vốn từ chối thần phục nhà vua. Như ta thấy, buổi lễ ngày 2.9 bao gồm cả những lời thề được nói ra theo cả hai hướng.

PV (Khám Phá)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem