Thảm cảnh Ukraine: Từ 2.150 máy bay đến chỗ phải mua đồ cũ

Đại Dương (theo Tou Tiao) Thứ bảy, ngày 28/04/2018 18:32 PM (GMT+7)
Ukraine từng được xếp vào nhóm những nước có không quân mạnh nhất thế giới. Thế nhưng những chính sách sai lầm trong nhiều năm trở lại đây khiến họ suy yếu rõ rệt, thậm chí giờ còn phải đi thuê phi công nước ngoài và mua lại những máy bay cũ...
Bình luận 0

Có thể nói, sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine là nước nhận được nhiều tài sản quý thứ hai sau Nga, không chỉ là hệ thống công nghiệp quân sự tiên tiến mà còn có một phần lực lượng vũ khí trang bị hiện đại. Chỉ lấy riêng không quân làm ví dụ, Ukraine đã tiếp nhận số lượng trang bị rất nhiều, lên đến 2150 chiếc máy bay các loại, gồm 44 trung đoàn không quân.

Các loại máy bay cũng là những loại tốt, gồm 16 đến 19 máy bay ném bom Tu-160, 25 chiếc Tu-95, 115 chiếc Tu-22M/M3. Các máy bay chiến đấu có 65 chiếc Su-27, 240 chiếc Mig-29, máy bay cường kích có 76 đến 81 chiếc Su-25, 288 chiếc Su-24... Không nghi ngờ gì, Ukraine có không quân quy mô và chất lượng như thế, bất kỳ nước nào cũng không dám xem thường.

img

Nhưng do kinh tế suy thoái, Ukraine tuy kế thừa số lượng lớn máy bay tiên tiến nhưng lại không thể bảo dưỡng và duy trì các máy bay này. Do vậy, cảnh ngộ của không quân ngày càng trở nên bi đát.

Với ý muốn thoát ly uy hiếp của Nga, và ôm hoài bão gia nhập khối NATO, Ukraine không những không nghĩ đến việc làm sao tăng cường lực lượng quốc phòng, mà ngược lại lại bắt đầu chuẩn bị giảm binh lực và trang bị. Đặc biệt là năm 1997, sau khi ký Hiệp định NATO - Ukraine, Ukraine bắt đầu tự giải trừ vũ khí. Bởi vì các chính khách Ukraine cho rằng: nếu họ bị Nga xâm lược thì đối tác mới “NATO” tuyệt đối sẽ không tự thủ bàng quan.

img

Sau khi có được cam kết của NATO, Ukraine rất nhanh bắt đầu giảm lực lượng không quân dưới danh nghĩa tinh giản và cải tạo. Phía Ukraine hy vọng thông qua chỉnh đốn, không quân cuối cùng gồm 1 Bộ Tư lệnh, 6 lữ đoàn, trong đó có 2 lữ đoàn tiêm kích, 1 lữ đoàn ném bom, 1 lữ đoàn đột kích, 2 lữ đoàn vận tải. Tổng quân số sẽ giảm từ 58.000 xuống khoảng 20.000, trong đó quân nhân là từ 18.000 đến 20.000, ngoài ra là nhân viên dân sự.

Bởi thế Ukraine chuẩn bị giảm đi 35 chiếc Su-27 và hiện đại hóa 60 chiếc Mig-29. Toàn bộ Su-24 được cho nghỉ hưu trong khi Su-25 vì vẫn còn phát huy tác dụng trong cận chiến cho nên giữ lại 25 chiếc. Đáng tiếc, lý tưởng rất tốt nhưng hiện thực lại không như ý.

img

Kế  hoạch tinh giản của Ukraine khiến quân đội Ukraine chỉ có thể cung cấp ngân sách 2,25 tỷ đồng Hryvnia cho không quân, tuy đã chiếm đến 20% ngân sách quân sự Ukraine nhưng cũng chỉ như muối bỏ biển.

Đối mặt với vấn đề “tồn tại hoặc tử vong” này, Ukraine đưa ra một câu trả lời rõ ràng là phải tồn tại. Do vậy, Ukraine tận dụng khả năng bắt đầu “tự cứu”. Trước hết họ đem bán những máy bay đó cho nhiều nước khác nhau. Theo thống kê của phương Tây, Ukraine đã bán hơn 500 chiếc máy bay. Ngoài việc bán toàn bộ máy bay, Ukraine còn tháo dỡ để bán linh kiện trên máy bay. Việc bán phụ tùng không lo không có người mua bởi vì các nước sử dụng vũ khí hệ Liên Xô đều không từ chối, nhất là đối với các động cơ mới.

img

Sau những hoạt động đó, Không quân Ukraine từ chỗ có 2.150 máy bay chỉ còn lại 435 chiếc, trong đó có 150 chiếc bị niêm cất. Số máy bay có thể hoạt động chỉ còn 16 chiếc Su-27, 80 chiếc Mig-29, 25 chiếc Su-24M, 36 chiếc Su-25... Những chiếc máy bay từng khiến các nước phương Tây nghe tiếng đã sợ như Tu-160, Tu-95, Tu-22M không những bị cho nghỉ hưu mà còn bị “xẻ thịt”. Điều đáng buồn hơn là hệ thống đào tạo phi công của Ukraine cũng thu gọn, năm 2011, Ukraine chỉ còn đào tạo được 4 phi công, năm 2012 cũng không quá 17 người. Đồng thời, số giờ bay của phi công, từ 2004 là 40 đến 50 giờ đã giảm xuống chỉ còn 25 giờ.

Do vậy, sau khi phát sinh xung đột năm 2014, Không quân Ukraine bị đẩy vào chỗ không có máy bay để dùng và cũng không có người để sử dụng máy bay. Bởi thế nên không thể không vội vàng cầu viện các nước Đông Âu và khối NATO. Nhưng dù là Đông Âu hay NATO thì trạng thái hiện tại cũng là “địa chủ nhưng không thừa lương thực”. Cho nên một số quốc gia Đông Âu đem nhiều máy bay thời Liên Xô bán cho Ukraine với giá “ưu đãi”. Ukraine cũng không còn cách gì hơn nên dù là Mig-29 hay Mig-21 đều thu nhận. Đồng thời, do Ukraine thiếu phi công nên cũng bắt đầu bỏ tiền thuê phi công phương Tây đến tham chiến.

Thật đáng tiếc, từng có 2.150 máy bay tiên tiến như Ukraine, về lý thuyết có thể xếp là Không quân thứ 5 thế giới mà cuối cùng trở nên như vậy.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem