Giá cà phê 13/8: Giá cà phê thế giới "ỉu xìu", cà phê nội vẫn đi lên

Nguyễn Phương Chủ nhật, ngày 13/08/2023 15:23 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 13/8: Giá cà phê hai sàn giảm phiên cuối tuần, thị trường cà phê thế giới vẫn "ỉu xìu". Trong khi đó, giá cà phê trong nước vẫn tăng từ 300 đồng/kg đến 500 đồng/kg trong tuần qua. Giá cà phê nội địa hôm nay dao động trong khoảng 66.600 - 67.500 đồng/kg.
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 13/8: Giá cà phê hai sàn giảm phiên cuối tuần, thị trường "ỉu xìu"

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trên sàn kỳ hạn quốc tế, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London tăng giảm trái chiều. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao hàng tháng 9/2023 tăng 6 USD, giao dịch tại 2.672 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 11 giảm 17 USD, giao dịch tại 2.517 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trên trung bình.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục giảm, kỳ hạn giao tháng 9/2023 giảm 2,10 Cent, giao dịch tại 157,8 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2023 giảm 1,95 Cent, giao dịch tại 157,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cao.

Giá cà phê 12/8: Nhu cầu hàng cà phê giao ngay rất cao, giá cà phê còn biến động lớn - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 13/08/2023 lúc 14:24:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê 12/8: Nhu cầu hàng cà phê giao ngay rất cao, giá cà phê còn biến động lớn - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 13/08/2023 lúc 14:24:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê 13/8: Giá cà phê thế giới u ám, cà phê nội vẫn đi lên - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 66.600 - 67.500 đồng/kg. Giá cà phê tuần qua nhìn chung tăng. So với đầu tuần, các tỉnh thành đã ghi nhận mức tăng tổng cộng 300 - 500 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 66.600 - 67.500 đồng/kg. Giá cà phê tuần qua nhìn chung tăng. So với đầu tuần, các tỉnh thành đã ghi nhận mức tăng tổng cộng 300 - 500 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 66.600 đồng/kg - tăng 500 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum với giá 66.700 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 67.300 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 67.500 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát, sau khi tăng 500 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới vào xu hướng tiêu cực trong những phiên cuối tuần. Phiên kết tuần này, giá cà phê 2 sàn tiếp đà giảm, duy chỉ có Robusta giao tháng 9/2023 tăng nhẹ. So với giá cà phê giao dịch phiên gần nhất, giá cà phê thế giới quay đầu giảm, mức giảm từ 5 - 7 USD/tấn đối với cà phê Robusta và giảm khoảng 4 - 5 Cent/lb đối với cà phê Arabica.

Giá cà phê Arabica ghi nhận mức giảm hơn 1% so với mức tham chiếu, đây cũng là phiên giảm thứ 4 liên tiếp trong tuần của mặt hàng này. Nguyên nhân được cho là xuất khẩu cà phê dần được đẩy mạnh tại Brazil, từ đó tiếp tục gây áp lực lên diễn biến giá thế giới.

Tính đến ngày 10/8, Brazil đã vận chuyển 1.062.116 tấn cà phê trong 10 ngày đầu tháng 8/2023, cao hơn so với mức 946.453 tấn trong cùng kỳ tháng trước. Đặc biết, xuất khẩu cà phê Arabica dạng hạt cũng gia tăng so với 10 ngày đầu tháng 7/2023, khi vận chuyển được 752.903 tấn ra nước ngoài, tăng 9% so với mức 687.910 tấn trước đó, theo số liệu của Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe).

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của nước ta trong tháng 7 đạt 108.872 tấn, trị giá 307,9 triệu USD, giảm 22,6% về lượng và giảm 18,4% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái giảm 7,6% về lượng nhưng tăng 14,1% về trị giá.

Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê đạt 1,1 triệu tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, do giá bán tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng 3,7% lên mức kỷ lục 2,7 tỷ USD.

Như vậy, tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ đầu niên vụ 2022 – 2023 đến nay (tháng 10/2022 đến tháng 7/2023) đạt 1,5 triệu tấn, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với khối lượng xuất khẩu như trên cộng với nhu cầu tiêu thụ nội địa ước khoảng 200.000 tấn, tồn kho cà phê trong nước gần như đã cạn bởi theo ước tính của Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) sản lượng cà phê của nước ta trong niên vụ 2022-2023 vào khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn, giảm 10 - 15% so với niên vụ trước.

Một số giải pháp trồng cà phê bền vững

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Để phát triển sản xuất cà phê bền vững, tạo ra sản phẩm hàng hoá ổn định về năng suất, sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cần chú ý các giải pháp sau:

Giải pháp về quản lý đất trồng cà phê:

Không sử dụng đất có nguồn tuyến trùng và nấm bệnh để ươm cây cà phê. Đất ươm cây phải đất tơi xốp, hàm lượng mùn cao. Không được lấy đất trên những vùng đã trồng cà phê, hồ tiêu... đã thanh lý do bị bệnh.

Trước khi trồng cà phê cần phải cày bừa, phơi đất với thời gian ít nhất 2 tháng, rải vôi bột, thu gom nhặt rễ còn sót lại và đốt để tiêu hủy nguồn bệnh.Trước khi tái canh cà phê có thể phân tích mật độ tuyến trùng gây hại cà phê để xác định phương thức tái canh.

Xử lý hố trồng cà phê bằng một số loại thuốc trừ tuyến trùng kết hợp với một trong các loại chế phẩm sinh học trừ nấm. Hố trồng tái canh cà phê không đào trùng với hố trồng cà phê đã đào bỏ trước đó. Công việc đào hố và bón lót phải hoàn thành ít nhất 01 tháng trước khi trồng mới.

Giống cà phê:

Sử dụng các loại giống cà phê mới cho năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh tốt đã được công nhận để thay thế diện tích cà phê già cỗi, thoái hóa, nhiễm sâu bệnh.

Cây cà phê trồng theo quy trình kỹ thuật nào?

Tuân thủ Quy trình trồng và chăm sóc cây cà vối, Quy trình tái canh (Quyết định số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31/05/ 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Chú trọng các kỹ thuật canh tác sau:

Trồng cây chắn gió, cây che bóng, cây trồng xen trong vườn cà phê

Sử dụng một số các loại cây che bóng như cây muồng hoa vàng, muồng đen, keo dậu. Trường hợp trồng xen cà phê với cây ăn quả, cây công nghiệp như bơ, sầu riêng, tiêu,... cần tuân thủ quy trình theo Quyết định số 3702/QĐ-BNN-TT ngày 24/9/2018 để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế và giảm nguy cơ khi có rủi ro có thể xảy ra, mặt khác những cây này che bóng, cây chắn gió cho vườn cà phê.

Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ, vào đầu mùa khô có thể sử dụng rơm, rạ, thân cây họ đậu để tủ gốc, giữ ẩm cho cây cà phê.

Cắt cành và tạo hình cho cây cà phê hợp lý để cây thông thoáng, sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại.

Bón phân cân đối, hợp lý giữa phân vô cơ và hữu cơ, khuyến khích bón phân hữu cơ nhằm tăng cường, cải tạo đất, tăng số lượng vi sinh vật có lợi trong đất. Áp dụng công nghệ bón phân dựa vào độ phì đất và năng suất đạt được sẽ giúp cây cà phê sinh trưởng khỏe, bộ rễ tốt sẽ hạn chế được tác hại của các đối tượng sâu bệnh hại phát sinh từ đất.

Tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê, không áp dụng phương pháp tưới tràn, vì sẽ làm lây lan nguồn bệnh trong vườn cà phê.

Xử lý vườn cà phê bị bệnh bằng biện pháp hóa học trong trường hợp nào?

Chỉ khi phun các thuốc hóa học khi cần thiết, sử dụng các loại thuốc được đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép, không sử dụng thuốc cấm, thuốc không có trong danh mục, thuốc chưa đăng ký. Áp dụng theo nguyên tắc 4 đúng (Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách) trong khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem