Bên trong các câu lạc bộ sumo cho trẻ em ở Nhật Bản

Như Nguyệt (theo Sina) Chủ nhật, ngày 14/06/2015 06:30 AM (GMT+7)
Sumo được xem là một nét văn hóa đặc trưng của xứ sở anh đào, là một trong những loại hình thể thao truyền thống được người Nhật yêu thích nhất. Tuy nhiên, ngày nay, bóng chày lại đang trở thành môn thể thao gây sốt ở Nhật Bản, số người tham gia môn thể thao truyền thống này ngày càng ít đi. Tuy vậy, vẫn có nhiều gia đình cho con tới các lò luyện sumo để các em được huấn luyện tinh thần thượng võ và ý thức kỷ luật.
Bình luận 0
img

 Trong hình là một buổi luyện tập của các đô vật nhí.img

Abe Shotaro, 6 tuổi, đang theo học sumo tại một phòng đào tạo trong Trung tâm thể thao Tokyo Riverside. Shotaro một năm trước bắt đầu học sumo, mỗi cuối tuần cậu bé đều cùng bố ngồi xe lửa hơn 1 giờ để đến phòng luyện tập.img

Một cậu học sinh khác trong lớp đang luyện tập các chiêu thức với thầy giáo.img

Hai nam sinh thực hành các động tác lật và chế ngự đối phương.img

 Trong một trận đấu Sumo, hai lực sỹ sumo sẽ cởi trần đóng khố, thi đấu trong một vòng tròn có đường kính 4,55m được gọi là dohyo. Lực sĩ nào bị ngã trong vòng tròn trước hay bị đẩy khỏi vòng tròn trước là người thua cuộc.img

Lực sỹ sumo được chia thành năm cấp Makuuchi, theo thứ tự từ cao xuống thấp là Yokozuna, Ozeki, Sekiwake, Komusubi và cuối cùng là Maegashira. Theo quy định từ năm 2004 của Hiệp hội Sumo Nhật Bản, nhóm Makuuchi chỉ có 42 lực sĩ.img

Juryo là cấp bậc của các võ sĩ chưa lọt được vào nhóm Makuuchi. Các lực sĩ Juryo được phép tham gia thi đấu các giải chuyên nghiệp 15 trận, nhưng đấu riêng giữa họ với nhau. Trong trường hợp một lực sĩ trong nhóm Makuuchi bị chấn thương phải từ bỏ giải đang đấu, thì lực sĩ Juryo có thành tích tổt nhất có thể được phép lên đấu cùng nhóm Makuuchi. Thấp hơn cấp Juryo chỉ còn những người đang học Sumo. Các cậu bé này chưa phải tham gia huấn luyện để trở thành Juryo.img

Ngoài luyện tập các động tác kỹ thuật vật, các cậu bé còn phải tập rất nhiều bài tập thể lực để nâng cao sức mạnh cơ bắp và sự dẻo dai, sức chịu đựng.img

Tinh thần kỷ luật của người Nhật được thể hiện rõ ràng nhất trong các môn võ thuật truyền thống. Cường độ luyện tập ở câu lạc bộ rất cao, khiến nhiều học viên lớn vẫn có lúc cảm thấy đuối sức.img

Trong giờ luyện tập, thầy giáo sẽ chia cặp và đứng giám sát. Một khi đã bước chân vào sàn đấu sẽ không phân biệt lớn nhỏ. Những học viên nhỏ tuổi, mới học cũng phải đấu với cả những học viên lớn đã theo học lâu năm.img

 Goki Takahashi, 13 tuổi, gục đầu vào tường nghỉ ngơi một thời gian ngắn ngủi trước khi tiếp tục thực hành.img

Một “võ sĩ sumo” nhí khóc nhè vì luyện tập mệt mỏi.img

 “Võ sĩ” nhí này mới đang học mẫu giáo.img

Trong quá trình luyện tập, phụ huynh không được phép tiến vào phòng tập với con. Các ông bố bà mẹ chỉ có thể ngồi ngoài chờ hoặc núp sau cửa lén nhìn con tập.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem