Tác dụng tuyệt vời của củ đậu ít người biết

Thứ năm, ngày 07/04/2016 08:30 AM (GMT+7)
Củ đậu là món ăn được nhiều người ưa thích bởi tính giải khát của nó cũng như hương vị và cách chế biến phong phú. Bên cạnh đó, củ đậu còn có nhiều tác dụng tốt.
Bình luận 0

Củ đậu có vỏ màu vàng và mỏng như tờ giấy, ruột có màu trắng kem hơi giống ruột lê. Củ đậu có vị ngọt nhẹ và được sử dụng ăn sống cũng như xào nấu chế biến các món ăn hàng ngày.

Củ đậu có tác dụng giải nhiệt

Trong củ đậu có chứa đến 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột nên nó có tác dụng giải khát, giải nhiệt tốt. Bên cạnh đó, củ đậu còn chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, photpho, vitamin C… cần thiết cho cơ thể.

img

Củ đậu có tác dụng tốt cho tiêu hóa

Với tính ngọt mát và công dụng thanh nhiệt, giải độc thì củ đậu thường được dùng để giải rượu, trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu). Củ đậu giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa, từ đó giúp cho dạ dầy co bóp tốt, lợi cho đại tiện và phòng ngừa táo bón ở bà bầu.

Củ đậu có tác dụng làm đẹp da

Đối với những làn da khô, có thể dùng củ đậu thái lát đắp mặt hoặc ép lất nước làm mặt nạ giúp làn da mặt thêm mịn màng, giữ ẩm, giảm nếp nhăn, giúp da căng bóng hơn, bên cạnh đó củ đậu còn giúp hút chất độc trong da hiệu quả.

Củ đậu có tác dụng trị ốm nghén cho bà bầu

Thường khi bà bầu ốm nghén rất kén ăn, các thành phần dinh dưỡng có trong củ đậu cũng như lượng nước lớn và vị ngọt nhẹ của nó sẽ giúp bà bầu bớt cơn ốm nghén.

Củ đậu có tác dụng giảm cân

Chính bởi lượng nước chứa trong 100g củ đậu là khoảng 92g, protit 1g, 6g glucit, 0.7g xenluloza, 0.3g tro, 2,4 g tinh bột, cung cấp được 29kcalo mà không có chất béo đã giúp cơ thể giảm cân khi ăn củ đậu đều đặn.

Một số thực đơn giảm cân từ củ đậu bạn có thể tham khảo

Món củ đậu cuốn tôm

Nguyên liệu:

Củ đậu: 1 củ

Tôm: 150g

Bánh tráng, hạt nêm, hành lá, nước mắm chua ngọt.

Chế biến:

- Đem gọt bỏ vỏ củ đậu sau đó thái thanh dài, trộn đều với hạt nêm cho vào nồi hấp chín.

- Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen ở lưng tôm rồi cho vào nồi hấp chín.

- Cho ít củ đậu vào bánh tráng rồi cuộn lại. Dùng hành lá đã chần qua nước sôi cột tôm vào.

img

Làm nước ép củ đậu

Nguyên liệu: 500g củ đậu

Cách làm:

- Rửa sạch và gọt vỏ củ đậu rồi cắt thành từng miếng nhỏ.

- Cho vào máy ép hoa quả ép lấy nước, bỏ bã lọc nước ra cốc và uống trực tiếp.

Một số sai lầm khi giảm cân bằng củ đậu cần lưu ý

Ăn củ đậu hoàn toàn trong cả ngày

Nếu muốn cơ thể hoạt động bình thường thì cần phải ăn thêm những dưỡng chất khác nhau. Tuy nhiên trong củ đậu chỉ có một số thành phần dĩnh dưỡng nhất định không thể đáp ứng được cho cơ thể suy trì hoạt động. Chính vì thế, nếu ăn củ đậu cả ngày mà không ăn thêm gì rất có thể dẫn tới tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng.

img

Ăn củ đậu không quá nhiều

Một số người cho rằng cứ đói là ăn củ đậu và ăn không có điểm dừng thì đó là một quan niệm sai lầm. Bởi trong củ đậu chủ yếu là nước nếu ăn no củ đậu và ăn một lượng quá nhiều sẽ chỉ khiến dạ dày căng to ra khiến dịch dạ dày tiết ra nhiều hơn, từ đó tạo cảm giác đói cho cơ thể. Điều này hoàn toàn bất lợi cho việc giảm cân của bạn.

Chú ý với củ đậu

Mặc dù củ đậu là một loại quả rất tốt cho sức khỏe nhưng lá và hạt củ đậu rất nguy hiểm cho sức khỏe bởi trong chúng có chứa chứa độc tính là thành phần chất rotenon và tephrosin.

Nếu ăn phải hạt củ đậu có thể gây ngộ độc, thậm chí toàn thân bị co giật, đau bụng dữ dội, loạn nhịp tim, suy hô hấp, tụt huyết áp…

Tú Liên (Gia Đình Việt Nam)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem