Tam Quốc diễn nghĩa 1994: Vì sao không ai dám làm lại hỏa chiến Xích Bích?

Đoàn Hòa (Tổng hợp) Thứ ba, ngày 26/03/2019 17:25 PM (GMT+7)
Để có được cảnh trận Hỏa chiến Xích Bích kinh điển, cả ê kíp đã phải làm việc ròng rã trong hơn 1 năm trời.
Bình luận 0

Tam Quốc diễn nghĩa (1994) là một trong những bộ phim truyền hình kinh điển của màn ảnh nhỏ Trung Quốc. Bộ phim được dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả La Quán Trung và là một trong tứ đại danh tác của văn học Trung Hoa.

Hồi đầu tháng 3 vừa qua, trong chương trình kỷ niệm 25 năm lên sóng của bộ phim Tam Quốc diễn nghĩa, Đài truyền hình Trung Ương Trung Quốc đã tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm, quy tụ hầu hết các thành viên trong đoàn làm phim. Sự có mặt của dàn diễn viên đình đám khiến khán giả không khỏi xúc động.

img

Trận đại chiến Xích Bích.

Ở thời điểm năm 1994, Tam Quốc diễn nghĩa là bộ phim được đầu tư kinh phí lớn nhất Trung Quốc với dàn diễn viên lên đến 1000 người, chưa kể hàng vạn diễn viên quần chúng thuộc lực lượng Giải phóng quân Trung Quốc.

Tất cả những cảnh quay chiến trận đều là cảnh thực (do khi đó chưa có kỹ xảo vi tính). Trong đó, phân cảnh trận Xích Bích được xem là cảnh quay kinh điển, hoành tráng và khiến cả đoàn phải chuẩn bị nhiều nhất.

Theo ê-kíp chia sẻ, để chuẩn bị cho trận đại chiến Xích Bích, cả đoàn đã phải chuẩn bị trước đó cả năm trời. Chỉ đạo mỹ thuật Tào Bân cho biết: "Lúc ấy, lãnh đạo nói với chúng tôi phải quay một đại cảnh khiến cho 20 năm sau không ai dám làm lại Tam Quốc".

Trước hết là thiết kế ngoại cảnh, xây dựng thủy trại với 72 chiến thuyền, 125 lều trại, 6 kho lương thực, hàng nghìn cờ hiệu... Chuẩn bị công phu như vậy nhưng chỉ cần một mồi lửa là mất hết. Bên cạnh đó, 9 máy quay luôn luôn sẵn sàng và có đến 2.300 diễn viên quần chúng tham gia.

img

Cảnh quay đã được chuẩn bị ròng rã trong suốt 1 năm.

Còn về âm nhạc, để có được bản nhạc kinh điển sống mãi hơn 20 năm, đoàn làm phim đã mời nữ nhạc sĩ Cốc Kiến Phân sáng tác ca khúc Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông với yêu cầu phải thật hoành tráng, khiến người nghe cảm nhận được sự oai hùng của lịch sử, khiến không khí toàn trường quay đều hưng phấn.

"Yêu cầu của đoàn phim là phải làm sao thể hiện được sự hoành tráng của trận chiến, khiến khán giả cảm nhận được bề dày lịch sử thể hiện trong Tam Quốc" - biên kịch Lưu Thư Lượng cho biết. Và để viết nên ca khúc hùng tráng này, Cốc Kiến Phân đã hợp tác với 4 nhạc sĩ khác.

Nói về trận Xích Bích, không ít khán giả đều biết đây là trận đại chiến diễn ra khi ba nước đang hình thành thế chân vạc. Vì vậy, đoàn làm phim đã quyết tâm đầu tư để có được cảnh quay hoành tráng như ý.

img

Đại cảnh này có sự góp mặt của 2.300 diễn viên.

"Chúng tôi hy vọng sẽ quay được cảnh rộng đầy đủ cho thấy quân Tào tan tác trong nháy mắt, thiên binh vạn mã chôn vùi trong biển lửa" - biên kịch kể. Khi đó chưa có các loại flycam hiện đại nên muốn quay trên không họ phải dùng trực thăng, chi phí mất 180.000 NDT (hơn 600 triệu đồng thời điểm hiện nay).

Ê kíp đã sử dụng 2 ngày để quay, trong đó một ngày để diễn tập và một ngày để quay chính thức. Thế nhưng khi thực hiện vẫn vượt quá kinh phí. Để đảm bảo chất lượng cảnh quay, đạo diễn Thái Hiểu Tình đã phải cầm bản đồ chạy lên phòng lãnh đạo giải trình, xin được cấp thêm kinh phí.

Sau đó, ngày đầu tiên đoàn làm phim quan sát bố trí phối cảnh, xác nhận vị trí diễn viên, chụp sơ đồ phác thảo. Ngày thứ hai quay toàn cảnh, cảnh đánh nhau lớn. Mỗi lần quay liên tục 3-4 tiếng, để đảm bảo sang ngày thứ ba mọi thứ kết hợp với nhau phải được tốt nhất.

Biên kịch Lưu Thư Lượng chia sẻ: "Ngày đó chúng tôi quay mỗi cảnh đều rất dụng tâm, mong muốn khán giả có thể qua ngôn ngữ điện ảnh cảm giác được sống trong mỗi cảnh phim. Hiện nay, dù kỹ thuật tiên tiến hơn, nhưng sao khán giả vẫn yêu thích những bộ phim ngày xưa. Vấn đề chính là ở cái tâm người làm phim".

Chỉ với cảnh trận đại chiến Xích Bích nhưng cả ê kíp đã phải nỗ lực làm việc ròng rã hơn một năm. Và phải mất 4 năm thực hiện, Tam Quốc diễn nghĩa mới hoàn thành để phát sóng. Không phụ lòng của cả ê kíp, Tam quốc diễn nghĩa (1994) nhận được nhiều sự quan tâm và yêu mến của đông đảo khán giả.

Clip Trận hỏa chiến Xích Bích kinh điển trên màn ảnh nhỏ.

Tam quốc diễn nghĩa: Sự thật Triệu Tử Long là gái giả trai?

Năm 229, Triệu Vân chết ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Tuy nhiên, thân phận của ông là điều bí ẩn...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem