Cần chọn nghề nghiệp rõ ràng

Thứ bảy, ngày 26/11/2011 05:53 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Thay vì theo học các trường nghề và chọn những công việc phù hợp, nhiều thanh niên lại cố thi đỗ đại học, dẫn tới tình trạng dở cười dở khóc: Thừa “thầy”, thiếu “thợ”! Nhưng “thầy” cũng chẳng ra “thầy”.
Bình luận 0

Thụ động!

Chính vì không có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp, vì vậy, trong thời gian học tập, sinh viên chưa nắm rõ mục đích học tập, mục tiêu và ý nghĩa của từng môn học. Học để đối phó với các kỳ thi hơn là học để vận dụng vào môi trường thực tế. Họ cũng chưa có định hướng rõ ràng, không có kế hoạch học tập, cũng như chưa xác định được công việc mình cần làm cụ thể, làm ở đâu, tại những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào?

img
Học sinh Đất Mũi, Cà Mau đi đò đến trường.

Với tâm lý học chỉ để lấy được tấm bằng, nên nhiều sinh viên không chủ động phát biểu trong giờ học. Từ đó sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc sau này. Ngại phát biểu đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận cái sai. Sự nhút nhát và không tự tin dẫn đến thụ động, thiếu sáng tạo của sinh viên.

Sinh viên không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình, thậm chí không đọc giáo trình trước khi đến lớp mặc dù nhiều giảng viên lên lớp đã hướng dẫn và đưa ra những tư liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tham khảo.

Để đáp ứng công việc tại doanh nghiệp, không chỉ cần kiến thức sách vở, mà còn phải biết thêm kiến thức từ thực tế xã hội, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc, không ngừng nâng cao tính sáng tạo và quyết tâm, để biến những ước mơ, hoài bão thành hiện thực. Việc tiếp cận, tìm hiểu môi trường doanh nghiệp trong thời gian học tập là hết sức cần thiết để nắm bắt được yêu cầu công việc, yêu cầu của doanh nghiệp mà sinh viên cần đáp ứng khi ra trường.

Sao không chọn làm “thợ”?

Trong khi đó, thực tế đã nảy sinh thực trạng mà các doanh nghiệp luôn than phiền là thiếu lao động chuyên môn giỏi. Vì các trường dạy nghề thiếu hấp dẫn hay vì 2 chữ “đại học” đã in hằn vào tâm trí các em?

Thực tế, hiện nay đã và đang có rất nhiều trường dạy nghề nỗ lực hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của cả học viên lẫn doanh nghiệp. Như ở Trường Cao đẳng Nghề iSPACE, từ lâu đã đặt ra phương châm đào tạo: “Học đi đôi với hành - Đào tạo gắn liền với việc làm”, với mục tiêu thiết thực và cụ thể là: “Đào tạo thực hành vững kiến thức, am hiểu công nghệ, thành thạo tác nghiệp, giỏi chẩn đoán, chữa trị chuyên nghiệp, thân thiện đồng nghiệp và hoà nhã khách hàng”.

Để các em có được một bức tranh toàn cảnh trong suốt quá trình theo học cho đến khi thành nghề, ngay từ buổi đầu khai giảng, nhà trường đã định hướng học tập: Mục đích ngành/nghề học, mục tiêu đạt được của từng môn học, phương pháp học tập (nghiên cứu lý thuyết, cách thức học thực hành).

Theo đó, ngoài chứng chỉ sơ cấp nghề do Tổng cục Dạy nghề cấp cho các học viên đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định, các học viên có thành tích học tập tốt sẽ được dự kỳ sát hạch do hội đồng các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin làm giám khảo. Vượt qua kỳ sát hạch, học viên được trao chứng nhận “Bác sĩ máy tính thực thực thụ” do iSPACE và doanh nghiệp đồng hành cùng ký tên xác thực. Đây là sự minh chứng cho nỗ lực đảm bảo chất lượng đào tạo và giải quyết cơ bản vấn đề việc làm của học viên sau khi ra trường mà iSPACE liên tục theo đuổi trong những năm qua.

Từ khi được thành lập, sau đó được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Nghề, hệ thống iSPACE đã tiếp nhận, đào tạo hơn 20.000 lượt học viên và hơn 10.000 học viên đã tốt nghiệp, có việc làm ổn định theo cam kết hỗ trợ của trường. Từ dẫn chứng này, câu hỏi đặt ra là: Có nên quá chăm bẵm vào hai chữ “đại học” hay không?

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề iSPACE tại TP.Cần Thơ
 
TS-LS Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Tây Đô: 

Học xong cũng phải đào tạo lại 


Thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động cho thấy, phần lớn số người có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí cả những nhóm người có trình độ thạc sĩ vẫn cần phải có thời gian đào tạo bổ sung hoặc đào tạo, bồi dưỡng trước khi sử dụng họ, điều đó gây lãng phí nguồn nhân lực cho cả Nhà nước và doanh nghiệp. 

Hoạt động đào tạo thời gian qua chủ yếu tập trung vào những ngành, nghề có chi phí thấp như kinh tế, luật chiếm 43% số học sinh, sinh viên; các ngành khoa học kỹ thuật chỉ chiếm 25,5%... Trong khi đó, khoảng 50% số nhân lực được các doanh nghiệp tiếp nhận phải đưa đi đào tạo lại từ 3 tháng trở lên. Điều đó cho thấy trong đào tạo hiện nay còn quá nặng về lý thuyết, thiếu ứng dụng thực tiễn. 

Thực tế tại các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động cho thấy, phần lớn số người có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí cả những nhóm người có trình độ thạc sĩ vẫn cần phải có thời gian đào tạo bổ sung hoặc đào tạo, bồi dưỡng trước khi sử dụng họ, điều đó gây lãng phí nguồn nhân lực cho cả Nhà nước và doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực không đơn giản chỉ là đào tạo nghề nghiệp mà còn là nền móng để giải quyết triệt để đói nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định chính trị xã hội... 

TS Võ Hùng Dũng - Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ:

Nền tảng quá yếu! 


Yếu kém về học vấn và đào tạo chuyên môn không phải là vấn đề mới, mà đã được phát hiện từ lâu, thậm chí nó còn được xem là điểm yếu chí tử của vùng, ảnh hưởng rất lớn phát triển kinh tế. Số liệu cho thấy, số sinh viên trung học chuyên nghiệp ở khu vực ĐBSCL cũng thấp so với các vùng khác trong cả nước, khoảng 55.000 học sinh, chỉ hơn vùng Tây Nguyên, bằng 25.6% của Đông Nam Bộ, 25% đồng bằng sông Hồng, bằng 46% của duyên hải miền Trung.

Nếu tính trên 1.000 dân thì học sinh học trung học chuyên nghiệp là 3,2 - chỉ cao hơn Tây Nguyên là 3,0. Trong khi đó, bình quân cả nước là 7,9 học sinh (cao hơn gấp 2,5 lần), đồng bằng sông Hồng là 11,1 (cao gấp 3,5 lần), Đông Nam Bộ là 14,7 học sinh (cao gấp 4,5 lần ĐBSCL). Nếu tính so với khu vực nông thôn có số học sinh học chuyên nghiệp thì số này còn có khoảng cách lớn hơn! 
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem