Vì sao một số trẻ tự kỷ lại trở thành “thần đồng”?

Diệu Thu Thứ sáu, ngày 24/05/2019 08:55 AM (GMT+7)
Rất nhiều người thắc mắc, vì sao một số trẻ tự kỷ lại trở thành “thần đồng” Toán học, âm nhạc, hội họa…
Bình luận 0

Trên thực tế có một số trẻ tự kỷ trở thành “thần đồng” Toán học, âm nhạc, hội họa… Vậy, vì sao lại có một số trẻ không thể tương tác được với mọi người nhưng lại có khả năng nổi trội về khả năng thiên bẩm nào đó?

Chỉ có một vùng não phát triển

Ths tâm lý Nguyễn Thu Hà, Khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết,  có một số trẻ tự kỷ thuộc vào trẻ tự kỷ chức năng cao nghĩa là mặc dù về giao tiếp tương tác của trẻ có một số khó khăn nhưng trẻ nổi trội về mặt trí tuệ nào đó và phát huy được để cân bằng hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, tỷ lệ này không cao.

img

Một lớp học chuyên biệt dạy trẻ tự kỷ.

Theo đó, thông thường, tự kỷ có 2 loại đó là tự kỷ trí tuệ kém và tự kỷ trí tuệ khá hoặc trung bình. Trong đó tự kỷ chậm trí tuệ chiếm phần lớn. Có khoảng 5-7% trẻ có chứng tự kỷ chức năng cao.

Những trẻ tự kỷ được gọi là chức năng cao khi trẻ có trí tuệ vào loại khá, nhiều trẻ có năng khiếu đặc biệt như biết đọc số, đọc chữ từ rất sớm hoặc cộng, trừ nhân chia giỏi, có thể nhớ số điện thoại rất tốt. Nhưng đọc xong trẻ không hiểu, trẻ tính toán rất nhanh nhưng đó chỉ là sự máy móc.

Một số trẻ có năng khiếu đặc biệt về điện tử, hội họa, đàn và âm nhạc, toán học nhưng không quan tâm tới bất cứ lĩnh vực xã hội nào khác mà chỉ biết và yêu thích một lĩnh vực nhất định trẻ có năng khiếu.

Điều này được lý giải là do sự phát triển không đều và sự liên kết rời rạc, lỏng lẻo giữa các vùng của não trẻ tự kỷ. Thông thường, ở những đứa trẻ bình thường có những vùng não phát triển tốt hoặc phát triển không cân bằng nhau nhưng sự liên hệ giữa các vùng thì chặt chẽ và logic.

Tuy nhiên, ở những trẻ tự kỷ có khả năng đặc biệt có vùng não nào đó phát triển tốt nhưng giữa các vùng của não liên hệ với nhau rất kém. Não có nhiều vùng như: vùng trán, vùng chẩm, vùng thái dương, vùng trung tâm, vùng cảm giác, vùng vận động… Những đứa trẻ tự kỷ chức năng cao đó chỉ có một vùng phát triển nhưng sự liên kết giữa các vùng kém, liên kết giữa các vùng bán cầu não trái và phải không chặt chẽ, lỏng lẻo.

Trong những đứa trẻ tự kỷ chức năng cao để phát triển thành "thiên tài" hay "thần đồng" về lĩnh vực nào đó, thực sự là có nhưng rất hiếm. Phần lớn trẻ chỉ có khả năng nhớ máy móc, có năng khiếu về khía cạnh nào trong thời gian không ổn định chứ không toàn diện.

Nếu trẻ có năng khiếu thì cần bồi dưỡng thêm

Theo Ths Nguyễn Thu Hà, cha mẹ phải dạy cho trẻ cách hòa nhập với cộng đồng, bạn bè và môi trường xung quanh thì con người mới phát triển toàn diện được. Không thể để trẻ cả đời chỉ mỗi chơi đàn hay vẽ tranh hay học Toán.

Đối với những trẻ có năng khiếu đặc biệt nếu được bồi dưỡng trẻ sẽ phát triển tốt hơn. Trẻ tự kỷ không phát triển toàn diện được như những trẻ khác nhưng cần động viên khuyến khích tài năng của trẻ để trẻ tự tin hơn.

Nếu có phương pháp dạy và tích cực rèn luyện cho tài năng ấy, trẻ tự kỷ sẽ đóng góp tài năng cho xã hội.

Bên cạnh đó, cha mẹ vẫn phải hướng dẫn trẻ hòa nhập với cuộc sống bình thường một cách tối thiểu nhất chứ không thể sống riêng một mình trong xã hội được.

Các bậc phụ huynh cần tích cực dành thời gian cho con, đi học lớp hướng dẫn nuôi dạy trẻ tự kỷ để biết cách chơi với con, không nên để con chơi một mình. Cần giảm bớt thời gian xem ti vi điện thoại….

Cô giáo kể chuyện trẻ tự kỷ yêu, ghen tuông, thất tình

Là một trong những người gắn bó với Trung tâm và giáo dục cho trẻ tự kỷ, cô Nguyễn Thị Tình (39 tuổi, Hà Nội) cho biết,...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem