Hà Nội: Nhiều nhà cao tầng bị sương mù “nuốt chửng”

Hồng Phú - Đức Nguyễn Thứ ba, ngày 10/03/2015 14:06 PM (GMT+7)
Sương mù dày đặc từ sáng đến tối tại Hà Nội khiến nhiều nhà cao tầng “biến mất” khỏi tầm nhìn. Hơn 9 giờ sáng nay, không gian vẫn như lúc tinh mơ, giao thông gặp nhiều khó khăn.
Bình luận 0

Khu vực phía Bắc trong mấy ngày nay liên tục có mưa phùn, sương mù dày đặc, kèm theo hiện tượng nồm ẩm khiến nhiều người dân khó chịu. Đặc biệt Tại Hà Nội nhiều nhà cao tầng bị sường mù bao phủ, tưởng như “mất ngọn”.

img

  Sương mù phủ kín bầu trời Hà Nội, những ngôi nhà cao tầng thấp thoáng trong tầm nhìn.

img

img

Những tòa nhà càng cao tưởng chừng như “mất ngọn” khi đứng đứng dưới chân, quan sát. Trong ảnh là tòa nhà Keangnam – 72 tầng, cao nhất Việt Nam.

img

img

 Tòa nhà Lotte trên đường Liễu Giai,   gần trưa vẫn bị sương mù bao phủ.

img

img

Giữa các tòa nhà Khu Trung Hòa -  Nhân Chính, dù khoảng cách không xa nhưng khó có thể nhìn thấy nhau

img

Nhìn từ BigC, tòa nhà Thăng Long nằm trên đường Phạm Hùng bị sương mù “nuốt chửng” 1/3.

img

  Đứng quan sát từ Hồ Tây, nhiều nhà cao tầng mất hút.

img

Sương mù bao phủ từ sáng đến tối, khiến giao thông gặp nhiều khó khăn. Các phương tiện phải đi với tốc độ chậm, bởi tầm nhìn bị hạn chế.

img

  Tổ hợp tòa nhà Indochina Plaza trên đường Xuân Thủy khi thành phố lên đèn.

img

Tòa nhà Thăng Long trên đường Phạm Hùng tầm 18h

img

 Việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn bởi sương mù và mưa phùn

Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng dự báo khí tượng Hạn ngắn (Trung Tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương) cho biết, đây là hiện tượng không khí lạnh biến tính. Hơi ẩm thổi từ biển vào đất liền là hơi nước, gặp vùng đất lạnh sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết thành sương mù li ti như khói.

“Khi hơi ẩm từ biển thổi vào đất liền gặp địa hình thuận lợi thì độ ngưng kết lớn (sương mù dày). Đặc biệt, ở tầng 30 của các nhà cao tầng trở lên, sương mù thường dày đặc hơn. Hiện tượng này sẽ chấm dứt khi nắng lên, mặt đất tăng nhiệt. Tức là khi trời ấm dần, sương mù tan đi là chấm dứt hiện tượng ngưng kết này”, ông Tuấn chia sẻ.

Ông Tuấn khuyến cáo, ở khu vực vùng núi, độ ẩm không khí lớn nên đường đất sẽ gây ra trơn trượt, người dân cần lưu ý khi đi qua những đoạn đường này. Còn ở Thủ đô Hà Nội, sương mù  dày đặc làm hạn chế tầm nhìn, do đó các lái xe chú ý di chuyển chậm, bật đèn pha màu vàng để các phương tiện lưu thông khác biết tránh va chạm, tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem