Những người đàn ông từng "qua tay" Võ Tắc Thiên

Long Hy Chủ nhật, ngày 01/02/2015 10:28 AM (GMT+7)
Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa không chỉ được biết đến là một nhà chính trị gia kiệt xuất mà bà còn là một phụ nữ đa tình.
Bình luận 0

Những người tình trên màn ảnh

Khán giả hâm mộ Võ Mỵ Nương truyền kỳ sẽ nhận thấy một điều rõ ràng rằng, so với những người đẹp khác trong hậu cung, Võ Mị Nương (Phạm Băng Băng) là người hạnh phúc hơn cả khi cuộc đời nàng luôn có bốn người đàn ông là Lý Thế Dân/Đường Thái Tông (Trương Phong Nghị), Lý Trị/Đường Cao Tông (Lý Trị Đình), Lý Khác/Ngô Vương (Lý Giải) và Lý Mục (Lý Thần) sẵn sàng hy sinh, bảo vệ, che chở, bất chấp mọi hiểm nguy để nàng được an toàn và hạnh phúc.

img

Võ Mỵ Nương và chuyện tình với vua Lý Thế Dân.

Còn đối với Võ Mỵ Nương, trong số bốn người này, có lẽ nàng yêu nhiều nhất là Lý Thế Dân (dù trong thực tế lịch sử, thời gian Mị Nương tiếp xúc với hoàng đế Lý Thế Dân rất ít. Cô vào cung năm 14 tuổi nhưng không hề được vua sủng ái). 

Đa số thời lượng ở 50 tập phim đầu đều xoay quanh chuyện tình của hai người. Những khoảng thời gian tươi đẹp nhất tuổi thanh xuân của nàng đã gắn bó cùng Lý Thế Dân. Khi người băng hà, nàng cũng vì người mà khóc thương, đau lòng nhiều nhất.

img

Chiếc mặt nạ là ẩn dụ cho tình yêu với Lý Thế Dân.

Trên phim, khán giả cảm nhận thấy hình ảnh chiếc mặt nạ là ẩn dụ hai người đẹp trong đời của Lý Thế Dân là Văn Đức hoàng hậu và Võ Mỵ Nương. Khi Lý Thế Dân băng hà, chiếc mặt nạ được gỡ xuống và khởi nguồn cho một mối tình mới giữa Mỵ Nương và Lý Trị. 

Lúc này, Võ Mỵ Nương không còn sự chở che của bệ hạ nên phải bắt đầu với cuộc sống mới với chiếc mặt nạ thật xảo quyệt và hiểm ác để có thể tồn tại chốn hậu cung đầy thị phi và khốc liệt.

img

Võ Mỵ Nương và Lý Trị.

Tình cảm với Lý Trị lại được thể hiện qua hơn 10 tập phim cuối. Đặc biệt khi Lý Trị lâm chung, câu nói như xé ruột gan của Võ Mỵ Nương khiến người xem xúc động: "Trĩ Nô, hãy hứa với thiếp rằng, nếu còn kiếp sau, chàng hãy làm phu quân của Mị Nương nhé!" Câu nói này đã xóa tan những hoài nghi về tình yêu của Mị Nương dành cho Lý Trị.

Tình yêu của cô bé 14 tuổi dành cho Lý Thế Dân có thể là mối tình đầu đẹp nhất nhưng tình cảm dành cho Lý Trị mới là nặng tình nhất, sâu sắc, day dứt nhất của một người phụ nữ, một người vợ.

img

Với mối tình đầu Lý Mục.

Lý Mục, "mối tình đầu" của Võ Mị Nương được xây dựng khá ấn tượng trên màn ảnh, thậm chí vị này vào cung để tìm cách bảo vệ Mỵ Nương, còn muốn cùng cô trốn ra ngoài, tránh xa cuộc sống đáng sợ nơi cung cấm.

Chuyện tình trong sử sách

Theo ghi chép của lịch sử, sau khi đăng cơ, Võ Tắc Thiên đã cho nuôi rất nhiều mỹ nam ở hậu cung để đáp ứng nhu cầu tình dục của bản thân. Trong đó, Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông, Thẩm Nam Mậu, Tiết Hoài Nghĩa là bốn trong số những nam nhân được Võ Tắc Thiên vô cùng sủng ái.

Chuyện tình với tiểu hòa thượng hay kẻ bán thuốc rong

Võ Tắc Thiên tên thật là Võ Chiếu, được tiến cung làm tì thiếp cho Đường Thái Tông nhà Đường năm 637 và được phong làm Tài nhân.

img

Chuyện tình với chú tiểu Phùng Tiểu Bảo.

Sau khi Đường Thái Tông băng hà, Võ Chiếu xuống tóc đi tu tại chùa Cảm Nghiệp và đem lòng yêu một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo. Tiết Hoài Nghĩa được mô tả trong “Cựu Đường thư” và “Tân Đường thư” là người có mặt đẹp, tướng mạo bất phàm, thân hình cao to uy mãnh. Sử sách ghi lại, lần đầu tiên hai người gặp nhau Võ Tắc Thiên mới 14 tuổi, Phùng Tiểu Bảo vừa tròn 17.

Khi thái tử Lý Trị lên ngôi hoàng đế, Mỵ Nương được hoàn tục, tiến cung, khiến Phùng Tiểu Bảo bất ngờ và đau khổ. Để có thể níu kéo được mối tình với người đẹp, mặc dù đã xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn thỉnh thoảng lén gặp người cũ. Về sau, khi Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế đã yêu cầu Tiểu Bảo hoàn tục và đưa vào cung và tự xưng là chú họ, đổi tên là Tiết Hoài Nghĩa.

img

Tình yêu giữa Võ Tắc Thiên và Phùng Tiểu Bảo.

Có sử liệu lại ghi, Phùng Tiểu Bảo là một kẻ bán thuốc rong, được Thái Bình công chúa phát hiện nhờ vẻ ngoài khôi ngô nên giới thiệu cho mẹ. Tuy vậy, lúc này Cao Tông vừa qua đời, Võ Tắc Thiên liền cho Phùng Tiểu Bảo xuất gia để ra vào cung một cách dễ dàng. Bà đặt pháp hiệu cho Tiểu Bảo là Hoài Nghĩa.

Sau đó, Võ hậu muốn người tình có một xuất thân danh giá, quý tộc bèn nhờ tới con rể Tiết Thiệu - chồng của Thái Bình công chúa, nhận Phùng Tiểu Bảo làm chú, đổi tên thành Tiết Hoài Nghĩa.

Ở độ tuổi 60, những ẩn ức dồn nén bấy lâu nay của Võ Tắc Thiên được dịp bung nở, bà ngày đêm quấn quýt bên người tình trẻ. Những cuộc ái ân với Tiết Hoài Nghĩa không chỉ giúp Võ Tắc Thiên có lại sức sống của tuổi thanh xuân mà còn thỏa mãn những nhu cầu cả về sinh lý lẫn tâm lý.

img

Hoài Nghĩa được Võ hậu hết sức sủng ái, yêu chiều.

Nhờ tài ăn nói khéo léo cộng với vẻ ngoài bảnh bao công tử, Thái Bình công chúa đã bị Hoài Nghĩa làm cho say đắm. Biết chuyện Hoài Nghĩa và con gái, Võ Tắc Thiên đã vô cùng tức giận, bà trở nên thù ghét họ Tiết.

img

Hoài Nghĩa cặp kè với cả Thái Bình công chúa.

Khi Thái Bình công chúa biết Tiết Hoài Nghĩa chính là “người tình bí mật” của mẹ, nàng đã gặp Võ Tắc Thiên và trình bày nguyện vọng muốn xử phạt kẻ dâm đãng này. Võ Tắc Thiên đã hạ lệnh thủ tiêu người tình từ thuở hàn vi. Xác của Hoài Nghĩa bị đốt thành tro vùi xuống bùn sâu.

Hai đại mỹ nam anh em họ Trương

Sau khi Hoài Nghĩa qua đời, Thái Bình công chúa đã giới thiệu cho Võ Tắc Thiên người em trai của chồng làm bầu bạn. Theo sử sách ghi lại, người đàn ông này có tên là Trương Sướng Tôn, có tài thổi sáo, đẹp trai lại có tài trong phòng the khiến Võ Tắc Thiên rất vui. 

img

Hai đại mỹ nam họ Trương.

Có sử liệu đã ghi: “Trương Xương Tông có khuôn mặt trong sáng như pha lê với ánh mắt và khóe miệng luôn hút hồn người đối diện. Không những thế, với làn da trắng ngần và thân hình uyển chuyển như một thiếu nữ, Trương tiên sinh quả thực là một đệ nhất mỹ nam”. Trong cuốn Cựu Đường thư ví von Trương Xương Tông sở hữu gương mặt đẹp như hoa sen

Lần đầu tiên gặp gỡ Trương Xương Tông, Võ Tắc Thiên đã lập tức đắm đuối tới mức mê mẩn. Sau đó không lâu, chàng trai họ Trương đã được lệnh vào cung để hầu hạ “hoàng đế” và trở thành một cánh tay đắc lực giúp việc cho Võ Tắc Thiên. 

img

Võ hậu (Đặng Tuệ Văn) và Trương Dịch Chi (Mễ Nhiệt) trong Chế tạo mỹ nhân.

img

Trương Dịch Chi của Châu Khải Văn trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ.

Nhờ có sự chăm sóc “ân cần và chu đáo” từ Trương mà thần sắc cũng như tinh thần của Võ hoàng đế thay đổi rõ rệt. Cũng chính vì lý do này mà Trương Xương Tông được Võ Tắc Thiên vô cùng ân sủng.

Không lâu sau, Trương Xương Tông tiến cử em trai mình là Trương Dich Chi cũng là một "mỹ nam" vào hầu hạ Võ hậu. Trương Dịch Chi mới ngoài 20, nước da trắng trẻo, dáng dấp mềm mại, uyển chuyển. Hai kẻ họ Trương đều được liệt vào hàng đệ nhất mỹ nam trong thiên hạ bấy giờ.

Nữ hoàng vô cùng sủng ái Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông, phong Tông làm Vân Huy tướng quân, còn Dịch Chi làm Tư Vệ thiếu khanh. 

img

Võ Tắc Thiên hết lòng sủng ái Trương Dịch Chi.

Năm 698 Võ Tắc Thiên lập ra Khống Hạc giám, sau đổi tên thành Phụng Chấn phủ, do anh em nhà họ Trương quản lý, nghiễm nhiên trở thành “tam cung lục viện” của nữ hoàng đế. Anh em nhà họ Trương giống như “ hoàng hậu” và “quý phi” trong Đông Tây cung và trở thành tổng quan “phi tần” cho Võ Tắc Thiên. 

img

Võ Tắc Thiên và truyền thuyết "diện thủ tam thiên".

Có truyền thuyết nói về “Diện thủ tam thiên” – 3 nghìn trai đẹp trong hậu cung của Võ Tắc Thiên, dù không được ghi chép trong chính sử nhưng việc bà tuyển chọn rộng rãi và sủng ái giai đẹp là có thật. 

Mối tình đơn phương với Địch Nhân Kiệt

ít ai biết Võ Tắc Thiên còn đem lòng yêu thầm một người đàn ông khác dù người này đã từ chối tình cảm của bà. Mối tình đơn phương đó chính là thần thám Địch Nhân Kiệt.

Địch Nhân Kiệt văn võ toàn tài, làm tể tướng dẫn binh phá Khiết Đan và biết nhìn người, tiến cử không ít nhân tài cho Võ Tắc Thiên, được bà gọi thân mật là “Quốc lão”.

img

Địch  Nhân Kiệt được Võ Tắc Thiên gọi yêu là "quốc lão".

Sự tin tưởng của Võ Tắc Thiên dành cho Địch Nhân Kiệt không chỉ là niềm tin của một vị vua giành cho Đại thần mà là thứ tình cảm sâu sắc, tình yêu đơn phương. Mỗi lần Địch Nhân Kiệt vào chầu, Võ hậu đều ngăn không cho quỳ lạy mình và nói "Nhìn ông quỳ, người trẫm lại thấy đau". Địch Nhân Kiệt từng nhiều lần cáo lão về quê nhưng Võ Tắc Thiên kiên quyết không cho.

Năm 700 sau Công Nguyên, Địch Nhân Kiệt mắc bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên đau lòng khóc rằng: “Từ nay triều đường sẽ trở nên vắng vẻ! Ông trời vì sao lại nỡ cướp đi quốc lão của ta như vậy!”.

Nhiều lần Võ Tắc Thiên bày tỏ tình cảm đều bị Địch Nhân Kiệt từ chối. Và cả đời bà dù "cặp kè" với nhiều người đàn ông khác nhau nhưng vẫn dành tình cảm đặc biệt cho vị quan nổi tiếng này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem