"Tận mục" làng ươm tơ bằng tay nổi tiếng nhất Việt Nam

Thứ năm, ngày 27/10/2016 20:00 PM (GMT+7)
Tơ Cổ Chất (Nam Định) - làng ươm tơ bằng tay nổi tiếng nhất Việt Nam được làm thủ công rất đẹp và có chất lượng tốt, sợi tơ thanh mảnh, mềm mại nhưng rất bền và có màu sắc tươi sáng.
Bình luận 0

img

Làng Cổ Chất (xã Phương Đình, Trực Ninh, Nam Định) nằm bên dòng sông Ninh Cơ có nghề nuôi tằm, trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng khắp cả nước. Ngày nay, làng nghề đã bị mai một đi nhiều, chỉ còn ít hộ còn giữ được quy trình chế biến thủ công.

img

Trước kia tơ sản xuất thủ công chỉ được dùng để đan lưới đánh bắt cá trên sông, sau này người Cổ Chất du nhập thêm nghề ươm, se tơ, dệt lụa. Tơ Cổ Chất được làm thủ công rất đẹp và có chất lượng tốt. Sợi tơ thanh mảnh, mềm mại nhưng rất bền và có màu sắc tươi sáng.

img

Kén nhập về trong một tuần phải ươm ngay nếu không sẽ nở thành bướm và đứt sợi. Kén tằm tốt phải mẩy, dễ kéo, ít áo kén, không cần lớn, nhưng đồng dạng về hình dáng và kích thước.

img

Thời gian trước, mỗi gia đình là một lò dệt tơ nhưng đến nay nghề đã mai một, người dân không tự trồng dâu nuôi tằm được nên phải nhập kén. Tháng 2, 3, 8, 9, 10 là thời điểm mát mẻ sẽ ươm được kén trắng, thời điểm còn lại chủ yếu làm kén đỏ, bà Đoàn Thị Cây vừa nói, tay vừa se tách những sợi tơ đang vón cục.

img

Trong quá trình ươm tơ, người thợ đun kén trong nước sôi 100 độ C cho keo tơ tan ra để dễ dàng rút thành từng sợi. Công đoạn se tơ, có nhiều cách xử lý cho ra các sợi tơ với tên gọi khác nhau là sợi mốt, sợi đũi, sợi mành. Kén tằm mua về sẽ được chọn, phân loại 1 và loại 2 sau đó làm tơi kén để ươm nếu không sợi sẽ bị đứt.

img

Hiện trong làng nhiều hộ gia đình đã chuyển sang chế biến tơ thành phẩm bằng máy. 

img

Chị Nguyễn Thị Hiền (người trong ảnh) cho biết: "Trước kia xã Hợp Thịnh 1, Hợp Thịnh 2 là các xã ven sông có nghề trồng dâu lâu năm chuyên cung cấp kén cho chất tơ tốt, nhưng nay kén phải nhập từ Thanh hoá, Ninh Binh, Hải Dương".

img

Nhân công chủ yếu là người địa phương, mỗi công đoạn thao tác trên máy đểu được đào tạo bài bản để làm việc tốt, mang lại năng suất cao.

img

Mỗi nhân công trong làng được tạo điều kiện để có việc làm ổn định, thu nhập từ 2,5 đến 3,5 triệu một tháng, tuỳ từng công đoạn từ ươm tơ, đứng máy, bóc tơ, chọn lọc.

img

Tơ thành phẩm được các thương lái về tận làng mua xuất đi các vùng dệt lụa như Vạn Phúc (Hà Nội), Hà Nam... và sang các nước như Lào, Campuchia và Thái Lan. Những loại tơ thô có giá từ 500.000 đến 600.000 đồng một kg. Tơ thành phẩm đạt chất lượng cao có thể lên đến hàng triệu đồng.

P.V (VNE)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem