Khinh công có phải môn công phu thật sự trong võ thuật Trung Hoa?

Trần Vũ (Theo Toutiao) Thứ bảy, ngày 25/03/2017 06:45 AM (GMT+7)
Trong tiểu thuyết và phim kiếm hiệp, các kiếm khách có tài khinh công có thể bay lượn như chim. Vậy sự thực khinh công trong võ thuật có thật sự làm được như vậy?
Bình luận 0

Võ thuật Trung Quốc có lịch sử lâu dài, nhiều môn phái, nam quyền bắc cước, Thiếu Lâm, Võ Đang, lại có một ngôi sao mới nổi là Phật Sơn Vịnh Xuân Quyền. Không giống như công phu chân thực, chúng ta thường thấy các đại hiệp trong các phim võ hiệp, chỉ cần tung mình một cái có thể phi lên chỗ cao, thậm chí còn có khả năng phi thiềm tẩu bích khiến cho chúng ta tròn mắt nhìn không thể không vỗ tay.

img

Một võ sư Trung Quốc luyện tập khinh công chạy trên mặt nước.

Nếu có một chút tỉnh táo, chúng ta đều biết những cảnh này đều dùng kỹ thuật quay phim hiện đại khiến cho các đại hiệp thân nhẹ như chim yến, phi thiềm tẩu bích, phong tái trác tuyệt. Nhưng trở lại cuộc sống hiện thực, họ vẫn phải dùng chân để đi như người thường.

Thật ra, cảnh khinh công của các hiệp khách trên phim đều là diễn viên mượn sự trợ giúp của các phương tiện như treo dây rồi sau đó dùng máy tính loại bỏ đi hình ảnh của dây mới đạt được như vậy chứ trong cuộc sống thực không có điều đó. Bởi vì con người nếu không có ngoại lực giúp đỡ thì không thể thắng được lực hấp dẫn để có thể bay được.

Câu hỏi đặt ra là trong lịch sử Trung Quốc có tồn tại khinh công thật hay không? Khinh công của cổ nhân trong lịch sử rút cục là như thế nào?

Khinh công của cổ nhân cũng không giống như mọi người tưởng tượng là có thể nhảy một cái lên nóc nhà cao vài mét hoặc những độ cao lớn. Nhưng nếu mượn sự giúp đỡ của ngoại lực thì có thể khiến thân pháp nhanh nhẹn hơn.

Bắc sử từng ghi chép, sợi dây treo cờ trên cột cờ ở chùa Thiền Định bị đứt, có Thẩm Quang giả, miệng ngậm sợi dây, theo cột cờ mà lên đến đỉnh cột. Xong việc lại xuyên không mà xuống, lấy chưởng đẩy đất, đi bằng tay hơn 10 bước, người thời ấy gọi là nhục phi tiên.

Ở đây người được gọi là Thẩm Quang, đại khái có thể định nghĩa là một đại hiệp, mà công phu của ông ta thực sự cũng phù hợp với miêu tả của người xưa là khinh công. Nhưng khinh công ở đây, là dựa vào cột tre mà nhảy lên. Điều này cho thấy khinh công cũng không thể nhảy một cái cao vài mét mà vẫn cần dùng ngoại lực trợ giúp mới có thể lên cao.

Ngày nay, CCTV đã từng quay một phim tài liệu chân thực về một đệ tử Võ Đang nổi tiếng biểu diễn tuyệt kỹ phi thân ngắt đèn lồng. Người này chạy lấy đà, chân đạp lên cột đèn lồng rồi với lên lấy được chiếc đèn lồng cao 6, 7m xuống.

img

Ảnh minh họa.

Cho nên có thể nói khinh công của cổ nhân là phương pháp có tồn tại thực sự trong truyền thống võ thuật của Trung Quốc, có thể chạy nhảy lên cao đồng thời có thể đứng hoặc hành động trên những vật thể không thể chịu được nặng, thậm chí vận khí đề khí mượn vật nhỏ nhẹ để nhảy lên không trung. Nhưng nó cũng không phải là khinh công như những hình ảnh trong phim khi mà người ta có thể bay lượn qua lại tùy ý.

Như vậy vấn đề là, nếu đã không thể bay lên thì khinh công để làm gì? Kỳ thực, người xưa lý giải khinh công là chạy nhanh, nhảy xa, nhảy cao. Mà người xưa mục đích luyện khinh công cũng không phải là để bay mà là để thân thể nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, chứ tuyệt đối không phải như tưởng tượng của người hiện đại rằng khinh công có thể giúp bay từ lầu cao này sang lầu cao khác.

Mà thậm chí để rèn luyện được khinh công cho nhảy cao nhảy xa cũng không phải là việc dễ dàng. Rất nhiều sách vở cổ có ghi chép, khi cao thủ luyện khinh công, thông thường mất vài năm, thậm chí nhiều hơn. Thêm nữa cũng không phải bất cứ ai cũng đều có thể luyện khinh công. Chỉ những người gân cốt tuyệt vời, thiên tư thông minh mới có thể luyện.

Gân cốt tinh kỳ, thực ra là để phù hợp với việc luyện khinh công. Tu luyện khinh công nói chung phải lựa chọn từ những đứa trẻ khoảng 10 tuổi. Bởi vì thời gian này là giai đoạn sinh trưởng, gân cốt chưa phát triển hoàn toàn. Hơn nữa bọn chúng tuổi còn nhỏ, có thể tâm không có tạp niệm nên tập trung luyện tập.

Việc rèn luyện khinh công cũng phải thực hiện lâu dài. Tuổi nhỏ luyện khinh công thì thời gian có thể dài hơn một chút. Luyện khinh công chủ yếu là tập cho thân thể người luyện biến thành nhẹ nhàng. Chỉ có thân nhẹ như yến mới có thể phi thân lên trời. Do vậy, chúng ta có thể thấy người luyện võ thuật nói chung thân thể đều tương đối cân xứng, không mấy khi có người thân thể quá béo.

Do vậy, tác giả cảm thấy, nếu các vị đại hiệp thiên phú dị bẩm lại cộng thêm chăm chỉ luyện tập, muốn đạt tới thân thể nhẹ như yến, phi thiềm tẩu bích không phải là không có khả năng. Nhưng nếu không nhờ ngoại lực trợ giúp mà muốn bay trên đất bằng thì hiển nhiên là không thực tế.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem