Cây vụ đông “ưa lạnh” năng suất cao, giá tốt nhờ bí quyết bón phân

M.Q.V Thứ hai, ngày 20/11/2017 16:08 PM (GMT+7)
Nhiều năm qua, ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên… nông dân được tiếp cận phân bón chuyên dùng Văn Điển cho cây vụ đông nên đã thu hiệu quả kinh tế cao.
Bình luận 0

Kỹ thuật bón phân Văn Điển chăm sóc nhóm cây ưa lạnh

Chăm bón cho cây vụ đông bằng phân chuyên dùng Văn Điển là giải pháp tiến bộ kỹ thuật, cùng một lúc cung cấp đầy đủ, cân đối 13 yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón NPK thông thường không có được. Bón phân chuyên dùng Văn Điển cho cây vụ đông sẽ giúp đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng thuốc BVTV, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

img

Nông dân huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) chăm sóc rau vụ đông.  Ảnh: H.P

"Dưa chuột, bầu bí, rau các loại được bón phân Văn Điển thì năng suất đều cao, các mẫu kiểm tra để đánh giá các chỉ tiêu về rau an toàn đạt cao hơn nhiều so với bón phân thông thường. Do vậy sử dụng phân bón Văn Điển là giải pháp sản xuất rau an toàn”.

Bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ

Một số phân chuyên dùng Văn Điển sử dụng cho cây trồng ưa lạnh như sau:

- Cây khoai tây: Bón lót bằng phân đa yếu tố NPK 5.10.3 tổng dinh dưỡng 58%, lượng bón 25kg/sào cùng với 5 tạ phân hữu cơ mục rải theo rạch luống, phủ lớp đất mỏng sau đó đặt củ giống, không để củ giống tiếp xúc với phân, rồi lấp đất dày 3- 5cm. Có thể phủ rơm rạ giữ ẩm đất.

Bón thúc bằng phân đa yếu tố NPK 22.5.11, lượng bón từ 16- 20kg/sào chia làm 2 đợt: Đợt 1 bón 50% lượng phân khi cây khoai cao 15 - 20cm, xới nhẹ 2 mép luống hoặc giữa hai hàng khoai xa gốc, sau đó rải phân và kéo đất ở rãnh luống lấp kín phân.

Đợt 2 bón hết số phân còn lại sau 40 - 45 ngày trồng. Rải phân vào 2 mép luống rồi kéo đất ở hai rãnh luống vun cao, phủ kín phân, mỗi lần bón phân như trên cần kết hợp với tưới ẩm.

- Cây rau (bắp cải, su hào, súp lơ): Phân đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển bón cho rau là loại NPK 5.10.3, phân có thành phần dinh dưỡng cao gần 60%. Loại NPK 10.10.5 có thành phần dinh dưỡng cao trên 65%.

Cách bón: Đối với rau ngắn ngày như cải xanh, cải ăn lá (cải chíp, cải ngọt, cải mơ), xà lách, rau diếp, rau gia vị… bón lót NPK 5.10.3 từ 10 - 15kg/sào. Rạch hàng hoặc cuốc hốc, bón phân, lấp kín đất, tra hạt hoặc trồng con rau (tránh phân tiếp xúc với hạt hoặc con rau).

Đối với rau dài ngày như su hào, cải bắp, cải củ, cà rốt, súp lơ, đậu đỗ, bầu bí, khoai tây, dưa chuột… bón lót NPK 5.10.3 từ 20 - 25kg/sào. Đánh rạch hoặc cuốc hốc, bón phân, lấp đất, tra hạt hoặc trồng con rau. Bón thúc NPK 10.10.5 từ 20 - 25kg/sào.

Thời điểm bón: Su hào trải lá bắt đầu phình củ, cải bắp khi trải lá bàng; đậu đũa, đậu cô ve khi phân cành nhánh; bầu bí, dưa khi bắt đầu leo hoặc ngả ngọn bò; cải củ, mồng tơi, cà chua, khoai tây sau trồng 25 - 30 ngày.

Hiệu quả vượt trội

Bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ (Hà Nội) nói: “Thông qua các mô hình khuyến nông cho thấy, phân Văn Điển có hiệu quả nổi trội so với bón các loại phân khác nên diện tích bón phân Văn Điển ngày càng tăng”.

Ông Khuất Văn Khoa - Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Phụng Thượng (Phúc Thọ) cũng rất tâm đắc với phân Văn Điển: “Bón phân NPK Văn Điển, rau lên chậm nhưng tốt bền, lá dày, màu xanh sáng, con rau khỏe, sau khi trồng gặp úng tỷ lệ chết giảm. Bón cho bắp cải, tỷ lệ cuốn cao, đỡ bị nứt. Su hào da củ láng bóng, ít xơ, tăng vị ngọt. Các loại rau cải bón phân đều mỡ lá, hạn chế bọ nhảy và bệnh thối nhũn”.

Bà Vũ Thị Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nam chia sẻ: “Vụ đông sản xuất các loại rau cao cấp, ngoài năng suất, màu sắc hấp dẫn, độ ngon ngọt, giòn và hương vị trong rau liên quan tới các chất trung vi lượng. Ngoài ra trung vi lượng còn giúp rau tăng sức đề kháng với sâu bệnh, góp phần hạn chế sử dụng thuốc BVTV. Phân lân Văn Điển và NPK Văn Điển có đầy đủ các chất trung vi lượng nên đáp ứng được yêu cầu trên”. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem