Hàng nông sản bị trả lại, thuốc nào “cầm máu”?

Thứ bảy, ngày 24/06/2017 13:05 PM (GMT+7)
Hàng năm, Hoa Kỳ nhập khẩu 15% thực phẩm trên thị trường từ 114.000 nhà cung cấp thực phẩm nước ngoài đăng ký với FDA, thuộc 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Quốc gia này đã ban hành nhiều biện pháp để kiểm soát nghiêm ngặt nguồn hàng nhập khẩu.
Bình luận 0

Những biện pháp từ Mỹ

Cuối năm ngoái, FDA ban hành một văn bản hướng dẫn công nhận Tổ chức chứng nhận bên thứ ba và quy định “Điều chỉnh đối với công nhận Tổ chức chứng nhận bên thứ ba cho đánh giá an toàn thực phẩm (ATTP) và ban hành chứng nhận để cung cấp cho chương trình Người dùng có tính phí”.

img

Ông Herb Cochran, cố vấn AmCham Việt Nam, phát biểu tại hội thảo quốc tế Những yêu cầu mới về tiêu chuẩn chất lượng để nông sản thực phẩm Việt hội nhập. Ảnh: HL.

Không chỉ những quy định của FDA, mà những quy định mới của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), từ năm 2015 đến nay, sẽ có hiệu lực. Ông Herb Cochran, cố vấn AmCham Việt Nam, cho biết: đạo luật Hiện đại hoá ATTP của Hoa Kỳ (FSMA) đưa ra hình phạt chế tài, các nhà sản xuất, phân phối phải tuân thủ quy định và sản phẩm không đạt chất lượng có thể bị triệu hồi, có thể  tạm giữ hành chính, thông báo sản phẩm có nguy cơ gây hại, thậm chí tịch thu... để giảm nguồn thực phẩm không an toàn.

Theo đạo luật mới, các cơ quan, tổ chức thuộc khối công và khối tư nhân, trong và ngoài Hoa Kỳ, đều có thể tham gia và trở thành tổ chức đánh giá bên thứ ba nếu được FDA công nhận.

Việc nhập khẩu phải trải qua quá trình đánh giá, kiểm tra, luôn có biện pháp kiểm soát để đảm bảo ATTP đạt yêu cầu và phải có hồ sơ. Ông Herb nhấn mạnh: sẽ có những chuyến thanh tra, kiểm tra tại nước xuất khẩu để hàng Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Doanh nghiệp cần được tư vấn và Chính phủ cần cập nhật thông tin từ FDA lẫn USDA.

Ông Nguyễn Huy, Bureau Veritas, đã trải qua khoá học do FDA tổ chức vào tháng 9.2016, và khoảng nửa năm sau đó Bureau Veritas đã triển khai được mười khoá đào tạo. Hiện nay, khoảng 100 – 150 doanh nghiệp đã có thành viên được chứng nhận này. Họ sẽ giúp doanh nghiệp xem xét lại hệ thống ATTP của mình, điều chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của luật mới, thông thường từ hệ thống kiểm soát, ngăn ngừa mối nguy.

Ông Huy cho biết: Có hai cách thức để trở thành cá nhân đủ năng lực do FDA thừa nhận: 1/ Tham dự một khoá đào tạo, tài liệu đào tạo do FDA ban hành, được cấp chứng nhận trực tiếp từ tổ chức FSPCA. Đó là một trong những điều kiện cần, vì sau này các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu vào Mỹ, họ yêu cầu đưa người đủ năng lực này là ai? Có giấy chứng nhận hay chưa? Số giấy chứng nhận bao nhiêu? 2/ Quyển kế hoạch ATTP bao gồm những thông tin bắt buộc, theo luật của Hoa Kỳ, khác yêu cầu tự nguyện. Trong đó yêu cầu doanh nghiệp nhận ra rủi ro  và đưa ra biện pháp kiểm soát, phòng ngừa như thế nào. Việc phát giấy chứng nhận từ một nguồn để họ có thể tìm đến các doanh nghiệp dễ hơn, quy về một mối do FDA cấp.

Tìm tới thị trường dễ tính?

Có công ty lớn nói: thôi xuất qua Hoa Kỳ không được thì quay sang Trung Quốc hoặc chạy qua các nước châu Á. Nhưng khi ở Washington, tôi nghe Úc, New Zealand, Canada… cũng xây dựng những quy trình, quy phạm giống như FSMA của Hoa Kỳ; các nước châu Âu cũng vậy thôi, bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch hội DN.HVNCLC, chia sẻ tại hội thảo quốc tế dành cho khu vực Mekong về Những yêu cầu mới về tiêu chuẩn chất lượng để nông sản thực phẩm Việt hội nhập, ngày 16.6.2017 tại Cần Thơ.

Đúng vào lúc mối lo ngại đang gia tăng trong cộng đồng sản xuất nông sản, thực phẩm tại  đồng bằng sông Cửu Long, bà Kim Hạnh và các chuyên gia cùng phân tích, đánh giá và tìm cách hoá giải những lo ngại, tư vấn về kỹ thuật và pháp lý sau khi gặp gỡ các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế trình bày về HVNCLC – Chuẩn hội nhập, lộ trình và các hoạt động chuyển đổi, như một bằng chứng để các tổ chức quốc tế có thêm lòng tin thừa nhận lẫn nhau.

Tình hình mà các doanh nghiệp than phiền tới 45% các đơn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị dội lại trong năm tháng đầu năm 2017; trong đó, do thiếu thủ tục giấy tờ, thiếu quy trình báo cáo đầy đủ là yếu tố quan trọng, bây giờ phải có hệ thống, có quy trình, có ngăn ngừa rủi ro, phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ giấy tờ nên chúng ta phải chạy nhanh, tích cực, chi tiết và phải nắm vấn đề rất cụ thể, theo bà Vũ Kim Hạnh.

Hoàng Lan – Nam Việt – Hà My (Thế Giới Tiếp Thị)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem