Huyện Mường Nhé có 1 hộ nông dân sở hữu đàn trâu, bò 200 con

Việt Hải Thứ năm, ngày 05/12/2019 15:24 PM (GMT+7)
Những năm qua, các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã góp phần giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở các huyện Nậm Pồ, Mường Nhé (Điện Biên) thêm no ấm, góp phần giữ vững dải đất biên giới cực Tây của Tổ quốc.
Bình luận 0

Tín dụng chính sách là chủ đạo

Theo Đoàn công tác do Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng dẫn đầu, vượt qua các cung đường đèo quanh co, khúc khuỷu, chúng tôi trở lại tỉnh Điện Biên.

img

  Nhờ vay vốn chính sách đầu tư chăn nuôi trâu, bì mà nhiều hộ đồng bào thôn Nậm Chim 1, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã thoát nghèo. Ảnh: V.H

19 chương trình tín dụng chính sách xã hội với dư nợ hiện trên 2.846 tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang hỗ trợ cho 78.160 khách hàng (chiếm 61,2% số hộ dân trên địa bàn), bình quân 36,4 triệu đồng/hộ gia đình.

Xã Si Pa Phìn thuộc huyện Nậm Pồ hôm nay không còn những mùa hoa anh túc, thay vào đó là những mùa vàng của lúa, ngô đạt năng suất và chất lượng cao, cùng đàn gia súc ngày một sinh sôi mang no ấm lại gần hơn với người dân nơi đây. Người dân đã biết trồng lúa nước, đưa những mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao với sự trợ lực tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện, Hạng Nhè Ly cho biết: “Ngân hàng CSXH là nguồn hỗ trợ vốn tín dụng duy nhất có mặt trên mảnh đất này kể từ khi thành lập huyện năm 2012. Mới đây trên địa bàn huyện mới có thêm một ngân hàng thương mại khác…”.

Ước mong đổi đời từ chăn nuôi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng của những người dân Si Pa Phìn đã và đang được chắp cánh cùng nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH. Cả xã có 1.089 hộ, thì có đến 987 hộ là đang vay vốn của Ngân hàng CSXH với dư nợ 42,7 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND xã Si Pa Phìn, Mùa A Hòa phấn khởi cho biết, hiệu quả vốn vay ngày càng được nâng lên góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn xã.

“Xã 4 không” chỉ là ký ức

Chia tay Nậm Pồ, chúng tôi vượt 120km đi hơn 3 giờ đồng hồ để sang huyện Mường Nhé, lên xã Sín Thầu.

Ký ức về xã “4 không” (đường - điện - trường - trạm) đã được xóa bỏ thay vào đó Sín Thầu lại tự hào về cái “4 không” khác mà khó xã nào trong huyện Mường Nhé có được. Đó là xã duy nhất trong huyện không có người nghiện; không có tình trạng phá rừng; không di cư tự do; không tuyên truyền đạo trái phép.

Nói về Sín Thầu, hay rộng ra là Mường Nhé, dù Ngân hàng CSXH có “sinh sau, đẻ muộn” hơn, nhưng hơn 17 năm qua trên mảnh đất này, Ngân hàng CSXH đã giúp đồng bào Hà Nhì chuyển đổi từ làm nương sang trồng lúa nước; phát triển chăn nuôi đại gia súc giúp nhiều hộ dân không chỉ thoát nghèo mà trở nên khá giả với tài sản cả trăm con trâu, bò.

Như bản Tả Kố Khừ, cái nghèo đang dần lùi xa thay vào đó là hơn 100 căn nhà khang trang, vững chãi, lợp ngói, tôn dọc hai bên dòng suối Mo Pí hiền hòa. Hộ ông Sùng Phì Sinh là một trong những điển hình vay vốn Ngân hàng CSXH chăn nuôi gia súc thoát nghèo. Từ 2 con bò mẹ mua từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH, thêm vài vòng quay vay vốn, đàn gia súc tăng dần qua từng năm, đến nay gia đình ông có hơn 200 con trâu, bò; thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.

Nguồn vốn tín dụng đến

100% thôn bản không chỉ ở Sín Thầu mà đủ trên cả 11 xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Nhé trong 5 năm qua đã tạo điều kiện cho 12.017 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn được vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, ổn định nâng cao chất lượng cuộc sống với tổng doanh số cho vay 348 tỷ đồng.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem