Tín dụng chính sách giúp nâng vị thế người nghèo Việt Nam

Trần Giáp Thứ năm, ngày 27/09/2018 10:01 AM (GMT+7)
Trong chương trình hội thảo quốc tế “Thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn vì người nghèo - kinh nghiệm của Việt Nam” vừa qua, đoàn cán bộ cấp cao của Hiệp hội các Tổ chức tín dụng châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) do TS Prasun Kumar Das - Tổng Thư ký làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác và tìm hiểu về hoạt động của Ngân hàng CSXH tại huyện Đông Anh (Hà Nội).
Bình luận 0

Trong chương trình hội thảo quốc tế “Thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn vì người nghèo - kinh nghiệm của Việt Nam” vừa qua, đoàn cán bộ cấp cao của Hiệp hội các Tổ chức tín dụng châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) do TS Prasun Kumar Das - Tổng Thư ký làm Trưởng đoàn đã có chuyến công tác và tìm hiểu về hoạt động của Ngân hàng CSXH tại huyện Đông Anh (Hà Nội).

Tối ưu cách thức phục vụ hộ nghèo

Đoàn cán bộ APRACA đã đến xã Vĩnh Ngọc - nơi những năm qua nguồn vốn tín dụng Ngân hàng CSXH đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn để sản xuất kinh doanh (SXKD), mở rộng các loại hình dịch vụ, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Việc bình xét đối tượng cho vay vốn diễn ra khách quan, dân chủ…

img

TS Prasun Kumar Das và đoàn APRACA tìm hiểu về mô hình sản xuất đậu phụ của hộ bà Nguyễn Thị Lịch.  Ảnh: T.G

Thông qua nghiệp vụ ủy thác cho vay qua 4 tổ chức hội, đoàn thể đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội, tạo nên một kênh dẫn vốn, quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội an toàn, hiệu quả, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

Đến nay, tổng dư nợ của 6 chương trình tín dụng chính sách được triển khai trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc đạt gần 11 tỷ đồng với 358 hộ vay, hoàn thành 100% kế hoạch tăng trưởng được giao năm 2018. Nhiều năm qua, trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc không có nợ quá hạn

 Đoàn công tác APRACA cũng đã tìm hiểu mô hình hoạt động điểm giao dịch xã, công tác ủy thác vốn vay qua 4 tổ chức hội, đoàn thể và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV); phương thức chuyển tải và quản lý vốn vay của Ngân hàng CSXH.

Vị thế người nghèo được nâng cao

Đoàn APRACA đã thăm gia đình bà Nguyễn Thị Lịch, thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc. Từ một hộ nghèo, phải đi làm thuê, năm 2016 gia đình bà được vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để đầu tư máy móc và các thiết bị làm đậu phụ. Đến nay, mỗi tháng bà Lịch có thu nhập khoảng 4 triệu đồng từ bán đậu. Gia đình bà còn được Ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho vay 12 triệu đồng để đầu tư xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt chuẩn.

Bà Gouri Krishna cho rằng việc thực hiện giao dịch tại điểm giao dịch xã thông qua chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể và TKVV là một nét đặc thù, riêng có của Ngân hàng CSXH, rất đáng để các quốc gia thành viên APRACA và các quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo cao học hỏi, rút kính nghiệm.

Vợ chồng chị Đinh Thị (thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc), hoàn cảnh khó khăn, bươn chải làm nhiều nghề nhưng cuộc sống rất bấp bênh. Tháng 3.2018, thông qua Tổ TKVV của Hội Phụ nữ, chị được vay 40 triệu đồng chương trình hộ mới thoát nghèo để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả và chăn nuôi gà. Đến nay, chị đã phát triển gia trại hơn 2ha với các loại cây ăn quả và đàn gà gần 500 con.

Trò chuyện với đoàn công tác, chị Toan cho biết: “Nếu không có nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH, gia đình tôi  không biết đến bao giờ mới có cơ ngơi như ngày hôm nay”.

Nghe chị Toan nói, TS Prasun Kumar Das cho rằng việc Ngân hàng CSXH cho vay đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách là hết sức hiệu quả. Các chương trình tín dụng chính sách mà Ngân hàng CSXH đang triển khai là kênh tín dụng giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, nâng cao trình độ. Nhờ được vay vốn từ Ngân hàng CSXH nên vị thế của người nghèo tại Việt Nam đã được nâng cao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem