Không thể chuyển trách nhiệm cho khách hàng khi mất tiền tại ngân hàng!

Ngô Nguyệt Hữu Thứ hai, ngày 26/02/2018 02:59 AM (GMT+7)
Một cá nhân của ngân hàng lừa đảo và cao chạy xa bay, ngân hàng đổ rằng đó là lỗi cá nhân của nhân viên ngân hàng và tự coi mình là bị hại. Thế nhưng, ngân hàng quên mất một điều rằng: khách hàng gửi tiền cho ngân hàng chứ đâu phải cho cá nhân nào.
Bình luận 0

Ông Lê Nguyễn Hưng - Phó Giám đốc Ngân hàng EximBank Chi nhánh TP.HCM làm giả hồ sơ, giấy uỷ quyền để chiếm đoạt khoản tiền 245 tỷ đồng từ tài khoản khách hàng lâu năm của Ngân hàng EximBank là bà Chu Thị Bình.

Cụ thể, ông Hưng lợi dụng sự tin tưởng của bà Bình làm giả giấy tờ để điền tên 3 người được ủy quyền và rút toàn bộ tiền từ các sổ tiết kiệm của bà Bình, sau đó nghỉ việc, bỏ trốn khỏi Việt Nam.

Bà Bình làm việc với Tổng Giám đốc EximBank và trình báo với Cơ quan Cảnh sát điều tra phía Nam (C44B - Bộ Công an).

img

Eximbank vẫn chưa có hướng giải quyết thỏa đáng cho bà Bình.

Đầu tháng 2.2018, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng EximBank, Chi nhánh TP.HCM.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đồng thời khởi tố bị can Lê Nguyễn Hưng, phát lệnh truy nã đối với bị can này, đã liên hệ phối hợp cùng Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol).

Về phía bà Bình, đã yêu cầu Ngân hàng EximBank đảm bảo quyền lợi cho mình, phía Ngân hàng EximBank hứa sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất sẽ có câu trả lời thoả đáng cho bà. 

Rõ ràng, Ngân hàng EximBank đã không tuân thủ nguyên tắc, làm đúng quy trình gửi và rút tiền khiến khách hàng bị mất số tiền lớn, đồng nghĩa, ông Phó Giám đốc Chi nhánh Lê Nguyễn Hưng lừa đảo chính ngân hàng EximBank nhưng người chịu thiệt lại là khách hàng.

Nguyên tắc lớn nhất khi một giao dịch thành giữa khách gửi tiền và ngân hàng, thì khi đó tiền của khách hàng đã trở thành tiền của ngân hàng, chỉ khi khách hàng rút tiền lại thì tiền ấy mới trở thành tiền của khách hàng.

Nghĩa là, khi ông Lê Nguyễn Hưng rút 245 tỷ của bà Chu Thị Bình khi tiền vẫn nằm trong két sắt của Ngân hàng EximBank, điều này đồng nghĩa ông Lê Nguyễn Hưng lừa EximBank chứ không phải lừa bà Chu Thị Bình.

img

Đối tượng Lê Nguyễn Hưng đã bỏ trốn và bị truy nã.

Còn trách nhiệm của EximBank chính là phải đảm bảo toàn bộ quyền lợi của bà Chu Thị Bình.

Khi bạn gửi một chiếc xe gắn máy vào bãi, nhân viên của bãi xe lừa đảo lấy mất xe gắn máy của bạn thì đó là việc của nhân viên bãi xe và chủ bãi xe. Và nhiệm vụ của chủ bãi xe là đền xe cho bạn, còn chuyện lừa đảo bồi hoàn là chuyện của chủ bãi xe và nhân viên bãi xe.

Thế nhưng, EximBank vẫn đang sử dụng thủ thuật biến bà Chu Thị Bình thành người bị hại còn EximBank chỉ là người liên quan.

Một cá nhân của ngân hàng lừa đảo và cao chạy xa bay, ngân hàng đổ rằng đó là lỗi cá nhân của nhân viên ngân hàng và tự coi mình là bị hại.

Thế nhưng, ngân hàng quên mất một điều rằng: khách hàng gửi tiền cho ngân hàng chứ đâu phải cho cá nhân nào.

Thế nên, việc đầu tiên của ngân hàng nhẽ ra phải là nhận lỗi và khắc phục chứ không phải đổ lỗi cho bất kỳ ai cả.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem