Có gì trong các tiệm tạp hóa tại quốc gia bí ẩn nhất thế giới?

Nguyễn Bình (Theo Business Insider) Thứ sáu, ngày 12/05/2017 10:27 AM (GMT+7)
Các sản phẩm gắn mác “Sản xuất tại Triều Tiên” xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại và chất lượng cũng được nâng cao.
Bình luận 0

Hiện nay, phần lớn các sản phẩm tiêu dùng ở Triều Tiên vẫn có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nặng tay hơn về kinh tế đối với Triều Tiên nhằm gây sức ép buộc quốc gia này từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi, Triều Tiên buộc phải đề ra các chiến lược mới để tăng trưởng cả về kinh tế và quân sự. Một trong những biểu hiện rõ nhất của quá trình này đó là các doanh nghiệp đang nỗ lực sản xuất để bán được nhiều hàng hóa thương hiệu nội địa hơn. Điều này có thể nhìn thấy qua các mặt hàng bày bán trong tiệm tạp hóa hay siêu thị.

img

Một cửa hàng tạp hóa tại một khu chung cư mới được xây dựng ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên 

Tháng trước, các phóng viên của Reuters trong chuyến đi tới thủ đô Bình Nhưỡng đã có cơ hội ghé thăm một cửa hàng tạp hóa tại đây. Họ nhận ra rằng, có rất nhiều sản phẩm gắn mác “Sản xuất tại Triều Tiên” được bày bán, từ bánh kẹo, nước ngọt, rượu, cà phê tới mỹ phẩm, kem đánh răng, xe đạp…

img

Các sản phẩm đa dạng

img

Quầy đồ thể thao

img

Nước ngọt sản xuất tại Triều Tiên

img

Quầy đồ ăn nhẹ

img

Rhee Kyong-sook, 33 tuổi, một nhân viên bán hàng cho biết: “Khi các nhà máy mới được mở ra, việc xây dựng thương hiệu, đóng gói, bổ sung thành phần trong các sản phẩm của chúng tôi đã được cải thiện rất nhiều”.

Bên cạnh sự đa dạng về chủng loại, chất lượng sản phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng khiến người dân Triều Tiên muốn sử dụng hàng nội địa. Một thương nhân Đông Nam Á chuyên buôn hàng từ nước ngoài về Triều Tiên cho biết: “Người Triều Tiên ngày càng không muốn mua sản phẩm Trung Quốc bởi vì họ nghĩ rằng chúng có chất lượng không tốt”.

img

Quầy đồ uống ở sân bay Bình Nhưỡng

img

Các sản phẩm nước ngọt do Air Koryo sản xuất

img

Quầy bán hoa tại sân bay

img

Các loại bánh kẹo

Trước đó, hàng Trung Quốc từng dính vào một số bê bối về an toàn thực phẩm, nổi cộm nhất là vụ việc gạo và sữa bột chất lượng thấp. Ông Michael Spavor, người  chuyên đưa các nhà khoa học, khách du lịch và nhà đầu tư từ nước ngoài tới Triều Tiên cho hay: “Các bà mẹ Triều Tiên cũng chẳng khác gì các bà mẹ Trung Quốc hay Canada cả. Họ cũng muốn con mình được ăn những thực phẩm tốt nhất. Tôi đã từng nhìn thấy nhiều người trong tiệm tạp hóa, họ so sánh một sản phẩm Trung Quốc với một sản phẩm Triều Tiên và quyết định chọn món đồ Triều Tiên”.

img

Sản phẩm giày dép bán trong khu chung cư

Theo các chuyên gia, thị trường bán lẻ tại Triều Tiên ngày càng năng động hơn nhờ sự xuất hiện của tầng lớp “donju” hay còn gọi là “chủ nhân của đồng tiền”. Họ chính là những người rót vốn cho thị trường bán lẻ.

Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc vì phần lớn nguyên liệu sản xuất hàng hóa nội địa vẫn phải nhập khẩu từ quốc gia này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem