Chi tiền tỷ cho "cò" bán vé tàu khách tuyến Lý Sơn: Chính quyền đang ở đâu?

Công Xuân Thứ sáu, ngày 31/05/2019 14:00 PM (GMT+7)
Việc các chủ tàu tự bỏ tiền tỷ trả phí nhờ "cò" bán giúp vé để tranh giành khách tuyến Sa Kỳ (đất liền) - Lý Sơn đã và đang gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT tại địa phương, đặc biệt là tại các đầu bến cảng gây phản cảm cho du khách. Trước tình trạng này, không ít người đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của cấp ngành của tỉnh ở đâu trong vụ việc này?
Bình luận 0

Sáng 31/5, để làm rõ thắc mắc trên trong dư luận, PV Báo Dân Việt đã làm việc và trao đổi với đại diện các cấp, ngành liên quan của Quảng Ngãi. Xác nhận tình trạng người thân, 'cò" tranh nhau bán vé tại đầu cảng Sa Kỳ gây ảnh hưởng đến ANTT tại đây, khó chịu cho du khách có mặt tại cảng, ông Lê Tấn Hải - Giám đốc BQL Cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa Sa Kỳ, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi, bày tỏ: "Rất nhiều lần chúng tôi đã chấn chỉnh, đồng thời có văn bản gửi các đơn vị liên quan phối hợp xử lý tình trạng trên. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên một thời gian sau tình trạng trên lại tái diễn".

img

Cùng với quày bán vé mà các chủ tàu ủy thác của BQL cảng Sa Kỳ

Tuy nhiên ông Hải giải thích: "Trách nhiệm lớn nhất khi để xảy ra tình trạng lộn xộn trên (cò vé) tại các đầu cảng nói chung là 2 lực lượng Cảng vụ và Biên phòng. Nếu làm tốt việc kiểm soát, sự can thiệp để điều tiết hợp lý thời gian xuất bến cho các phương tiện...sẽ được hạn chế rất nhiều tình trạng trên".

"Xét cho cùng chúng tôi chỉ là đơn vị kinh doanh khai thác vận chuyển khách và hàng hóa ra vào cảng, cụ thể là bán vé, vị trí neo đậu cho các phương được hợp lý và an toàn mà thôi. Nói như vậy không phải là BQL cảng đổ lỗi trách nhiệm cho các đơn vị khác, mà để dư luận hiểu được đúng vấn đề. Chứ không phải như nhiều người đã nghĩ, BQL Cảng là người chịu trách nhiệm chính vì để xảy ra tình trạng trên", vị Giám đốc này bày tỏ.

img

Việc đầu tư kinh phí để tổ chức thêm dãy quày bán vé tập trung tại một khu vực dành riêng cho các tàu, BQL cảng  Sa Kỳ hy vọng sẽ giúp giảm thiểu trình trạng người thân các chủ tàu giành giựt bán vé cho khách tại trước khu vực cổng cảng.

Còn đại diện Trạm Kiểm soát Biên phòng - Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Thời gian qua trong phạm vi chức năng được giao, phía Biên phòng cũng đã tiến hành xử phạt hành chính hàng chục vụ chủ tàu khách vì tội người đi một đường nhưng danh sách cung cấp (để kiểm soát đối chiếu trước khi xuống tàu) một nẻo và các vi phạm liên quan khác; phối hợp các lực lượng liên quan ra quân chấn chỉnh lập lại trật tự. Nhưng chỉ một thời gian sau tái diễn trở lại, vì vậy thời gian đến Biên phòng Sa Kỳ sẽ phối hợp với lực lượng liên quan thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát chặc chẽ hơn".

Nói về giải pháp của mình, ông Hải cho biết thời gian đến, BQL cảng sẽ đầu tư kinh phí, bố trí dãy quày bán vé riêng tập trung cho tất cả các chủ tàu để khách có nhu cầu ra đảo nhìn, tự chọn phương tiện; cấm các cá nhân chèo níu khách để bán vé trong khu vực cảng.

img

Một tàu khách siêu tốc đang chuẩn bị cập bến đưa khách lên đảo Lý Sơn

Tuy nhiên theo các đại diện BQL cảng Sa Kỳ, Biên phòng....để giải quyết cạnh tranh theo kiểu lấy đá tự ghè chân mình như báo đã nêu (tự bỏ túi tiền tỷ trả hoa hồng cho người bán vé giúp), giành giật khách gây mất ANTT tại các đầu bến, các đơn vị chức năng liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc kiểm tra và xử lý vi phạm, đưa ra chế tài mạnh như tạm dừng hoạt động phương tiện nếu vi phạm... thì các chủ tàu phải ngồi lại với nhau để bàn bạc thống nhất, tìm tiếng nói chung.

Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, đồng tình: "Phía chính quyền địa phương cũng đã nghe và biết thông tin trên nhưng tại các cuộc họp với các chủ tàu, không ai lên tiếng về chuyện này và "nhờ" huyện đứng ra tổ chức tháo gỡ. Trong khi huyện lại không có quyền can thiệp việc chủ tàu tự bỏ tiền trả hoa hồng nhờ bán vé giúp, huyện cũng không thể đưa ra quy định cụ thể giờ rời bến, hoặc chiếc này phải chạy trước, chiếc kia chạy sau được".

Tuy nhiên không thể để tình trạng trên tiếp diễn kéo dài, gây ảnh hưởng chung đến tình hình ANTT và ngành du lịch của địa phương, bà Hương cho biết trong cuộc họp đến với các chủ tàu và đơn vị chức năng liên quan, huyện sẽ đưa ra vấn đề này để các bên cùng bàn bạc, đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Được biết đến đầu năm 2017, khi chiếc tàu khách siêu tốc đầu tiên mang tên Chín Nghĩa 03, do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bến xe Chín Nghĩa làm chủ đầu tư, có thời gian di chuyển bằng 1/2 thời gian so với tàu cao tốc (khoảng 35 phút/chuyến ) được đưa vào hoạt động, cuộc cạnh tranh giữa các chủ tàu cùng tuyến được đẩy lên đỉnh điểm.

img

Sau phản ánh của Báo Dân Việt, tình trạng chèo níu bán vé cho khách, gây mất ANTT tại trước khu vực cảng Sa Kỳ đã được xử lý, ổn định trở lại

Theo đó trong khoảng thời gian 20 tháng, các chủ tàu khách đua nhau đầu tư cả triệu đô đóng tàu siêu tốc. Qua thống kê hiện tổng số tàu siêu tốc đang hoạt động tại tuyến 7 chiếc. Sự ra đời của hàng loạt tàu khách siêu tốc dẫn đến gần như toàn bộ số tàu khách cao tốc mới đi vào hoạt động vài năm, tiền vốn thu hồi mới được 1 phần nhỏ phải neo bờ vì bị khách chê chạy chậm nên không đi.

Chứng kiến cảnh hàng loạt tàu khách cao tốc vẫn còn mới và khá khang trang bị neo bờ hơn nữa năm qua tại cảng An Hải, xã An Hải, huyện Lý Sơn nhiều người không khỏi xót xa, tiếc rẻ đối với số tài sản quá lớn đang trở thành đồ bỏ này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem