Chứng khoán trở thành "sân chơi" của những tay to, nhà đầu tư "gom" tiền gửi tiết kiệm

Huyền Anh Thứ năm, ngày 08/11/2018 08:03 AM (GMT+7)
Thống kê tai 28 ngân hàng cho thấy, 9 tháng đầu năm, lượng tiền gửi tại hệ thống ngân hàng có sự tăng trưởng xấp xỉ 9,8% so với đầu năm. Gửi tiết kiệm là câu chuyện không bao giờ lỗi thời bởi mức sinh lời khi đầu tư USD không nhiều hấp dẫn, chứng khoán trồi sụt, còn bất động sản là cuộc chơi của những tay chơi lớn.
Bình luận 0

Thống kê tại 28 ngân hàng đến cuối tháng 9.2018, lượng tiền gửi của khách hàng đã lên tới 5,495 triệu tỷ đồng, tăng 488 nghìn tỷ, tương đương với 9,76% so với đầu năm

Tiền trong dân chảy vào hệ thống ngân hàng

Trong đó, 3 ngân hàng có quy mô tiền gửi lớn nhất hiện nay là BIDV với 93.527 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 10,9%. Tính bình quân mỗi ngày huy động được 346 tỷ đồng/ngày, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng/tháng.

Tiếp đến là Vietcombank và Vietinbank với mức tăng trưởng lần lượt 9,7% và 9,2%, bình quân mỗi ngày Vietinbank huy động thêm được 270 tỷ đồng và Vietcombank huy động thêm được 223 tỷ đồng, đưa mức tổng dư nợ tiền gửi khách hàng của hai ngân hàng này lên tương ứng lần lượt là 825.749 tỷ đồng và 773.406 tỷ đồng.

img

Như vậy, chỉ tính riêng 3 "ông lớn" ngân hàng TMCP nhà nước, lượng tiền gửi của khách hàng đã lên tới hơn 2,55 triệu tỷ đồng.

Con số tiền gửi tại 3 nhà băng này lớn tới mức chiếm đến 46% tổng tiền gửi của 28 ngân hàng được thống kê. Trên toàn hệ thống, tỷ lệ này ước tính ở vào khoảng 30-35%. Phải cộng tất cả lượng tiền gửi của 15 ngân hàng tư nhân lớn nhất lại mới 3 "ông lớn" nói trên. Ngân hàng cổ phần tư nhân có lượng tiền gửi lớn nhất hiện nay là SCB với hơn 372 nghìn tỷ cũng chỉ bằng 39% so với BIDV. 

Tại khối ngân hàng TMCP tư nhân, ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là ngân hàng đứng đầu nhóm ngân hàng cổ phần về quy mô tổng tài sản và quy mô tiền gửi khách hàng cho đến thời điểm này.

Cụ thể, trong 9 tháng qua, SCB đã huy động thêm được 25.846 tỷ đồng, tương ứng mỗi tháng tiền trong dân và các tổ chức kinh tế chảy vào ngân hàng này khoảng 2.870 tỷ đồng và đưa tổng số dư tiền gửi hiện là 372.248 tỷ đồng.

Bên cạnh những ngân hàng có sự tăng trưởng lớn về tiền gửi khách hàng, vẫn có một số ngân hàng có lượng tiền gửi sụt giảm như LienVietPostBank, TPBank, ABBank, PGBank và Saigonbank; tuy nhiên lượng sụt giảm không đáng kể, hầu hết dưới 1.000 tỷ.

Đơn cử như LienVietpostbank giảm 734 tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng âm 0,6%. ABBank âm 0,9% (545 tỷ đồng); TPBank giảm 140 tỷ đồng; Saigonbank cũng ghi nhận mức tăng trưởng âm 1% so với cuối năm 2017.

Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhìn vào biểu lãi suất huy động tiền gửi cá nhân tại các NHTM có thể thấy, mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng đã lên tới 8%/năm trong khi đó kỳ hạn từ 24 đến 36 tháng thậm chí lên tới 8,6%/năm tùy từng ngân hàng.

img

Theo các chuyên gia ngân hàng, gửi tiết kiệm sẽ vẫn là kênh được rất nhiều người lựa chọn bởi rủi ro thấp trong khi khả năng sinh lời không thua kém các kênh đầu tư khác, thậm chí đang có phần nhỉnh hơn.

Thống kê từ blomberg cho thấy, tỷ giá VND/USD kể từ đầu năm đến nay ghi nhận mức biến động vào khoảng 2,6%. Nếu cộng thêm mức mất giá tiền đồng do yếu tố lạm phát (bình quân 4%), mức sinh lời khi đầu tư USD so với đồng nội tệ vào khoảng 6,6%/năm. Như vậy, mức sinh lời khi đầu tư vào USD vẫn thấp hơn so với mức lãi suất tiền gửi 8% tại hệ thống các NHTM.

img

Biến động tỷ giá VND/USD từ đầu năm đến nay (Blomberg)

Cũng phải nói thêm rằng, hiện giá USD cũng đang chững lại “thăm dò” thị trường, thậm chí thị trường USD tự do đang bị nhiễu bởi thông tin chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến đồng USD không đủ hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong khi đó, rủi ro từ kênh đầu tư này lại không hề nhỏ.

Còn với kênh đầu tư vàng, theo chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực, đã lỗi thời và không còn là kênh đầu tư khả thi, hấp dẫn khi nó hầu như không còn tăng giá nên đây cũng không phải là một kênh đầu tư sinh lợi.

Thực tế cho thấy từ đầu năm đến nay, giá vàng không thể bứt phá do phản ứng của thị trường và nhà đầu tư trước lo ngại cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ leo thang nên giới đầu tư trên toàn cầu tỏ ra thận trọng với kênh đầu tư này.

Nhiều người cũng không dám đổ tiền vào kênh đầu tư chứng khoán bởi sự trồi sụt của thị trường này trong thời gian vừa qua. Lập định trên 1.200 điểm vào tháng 4, thị trường chứng khoán rơi vào xu hướng giảm điểm, và hiện tại chỉ số Vn – Index chỉ còn duy trì quang ngưỡng 900 điểm, mất khoảng 25% giá trị so với đỉnh, tương đương mất hơn 30 tỷ USD và trở thành thị trường có diễn biến tệ nhất trên thế giới trong cùng giai đoạn. Không ít quỹ đầu tư có quy mô vốn “cá mập” trên sàn chứng khoán cũng nếm “trái đắng” khi thị trường quay đầu giảm điểm quá nhanh.

Diễn biến cho thấy thị trường chứng khoán không có sân chơi cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà là cuộc  chơi của những tay to.

img 

Diễn biến chỉ số Vn - Index trong 1 năm 

Thống kê trên cho thấy, nếu xét về cả 3 yếu tố “sinh lợi, an toàn và tính thanh khoản” thì rõ ràng tiền gửi tiết kiệm vẫn đang chiếm lợi thế. Đây cũng là kênh đầu tư hấp dẫn trong 3 tháng cuối năm.

Không chỉ là nơi hút tiền gửi của dân cư và doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại nhà nước cũng là địa chỉ gửi tiền quen thuộc của ngân sách nhà nước. Trong quý III.2018, Kho bạc Nhà nước tiếp tục gửi thêm hơn 48.700 tỷ đồng vào BIDV, VietinBank, Vietcombank, nâng số tiền gửi tại đây lên tới 218.562 tỷ đồng. Đây là lượng tiền gửi có lãi suất thấp, hỗ trợ không ít tới thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thời gian qua.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem