Chuyện gì xảy ra với cư dân nếu Keangnam tuyên bố phá sản?

Vietnamnet Thứ năm, ngày 14/05/2015 08:27 AM (GMT+7)
Theo luật sư Trương Thanh Đức, chủ tịch Công ty luật Basico, trong trường hợp công ty phá sản, số tiền khoảng 160 tỷ đồng phí dịch vụ của người dân đã đóng khi mua chung cư tại Keangnam có thể bị mất trắng.
Bình luận 0
- Một phần là hai tòa căn hộ đã được bán cho người dân, vậy những gì được giao dịch ở tòa nhà này?

Nếu toàn bộ toà nhà chung cư đã bán hết cho người dân, thì những người mua là chủ sở hữu đối với căn hộ thuộc sở hữu riêng của họ và tài sản thuộc sở hữu chung của dân cư, người khác không được phép giao dịch. Nhưng nếu toà nhà chưa bán toàn bộ hoặc có một phần vẫn thuộc sở hữu của chủ đầu tư, thì các bên được phép giao dịch mua bán trên phần tài sản còn lại.

img

LS Trương Thanh Đức

 

- Với vai trò một cổ đông mới nếu mua lại tòa tháp này, có họ được phép thay đổi công năng hay đầu tư vào mục đích khác hay không?

Cổ đông mới của công ty mẹ, nếu đạt được một tỷ lệ biểu quyết cần thiết, thì có thể quyết định  về mọi thứ của công ty mẹ cũng như của công ty con. Do đó, họ có thể thay đổi công năng của các toà nhà hay chuyển đổi hoạt động, thậm chí là giải thể công ty con. Tất nhiên tất cả những việc đó cần phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp cũng như giấy phép đầu tư dự án.

img

Dự án Keangnam đang có thể đổi chủ

 

- Từ vụ Keangnam, có thể sắp tới Việt Nam sẽ có nhiều dự án tương tự, vậy theo ông cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà cũng như các bên?

Cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của người mua nhà, với tư cách là bên yếu thế trong giao dịch với các công ty kinh doanh bất động sản. 

Ngay cả quy định mới nhất sắp có hiệu lực của Luật Kinh doanh bất động sản, về việc phải có bảo lãnh của ngân hàng đối với việc bán nhà ở hình thành trong tương lai, vì chỉ bảo lãnh về thời hạn giao nhà, mà không có bảo đảm về chất lượng của công trình nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Cũng chưa có gì bảo đảm cho việc bàn chuyển giao kinh phí bảo trì (do chủ đầu tư thu) cũng như việc thành lập và bàn giao nhà cho Ban quản trị. Và đặc biệt là gần như không có gì bảo đảm cho nghĩa vụ bảo hành nhà ở.

Đối với các hoạt động chuyển nhượng, mua bán, sáp nhập dự án thì chỉ là sự thay đổi ở phía chủ đầu tư và chủ sở hữu (tương tự như việc chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu); do vậy không đáng lo ngại, nếu như đã thực hiện đúng các quy định về quản lý và thực hiện dự án.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem