Hoang mang vì tin đồn khăn giấy ướt có chất cấm

Hai Nguyên Thứ năm, ngày 30/07/2015 08:11 AM (GMT+7)
Hiện người tiêu dùng đang khá hoang mang trước tin đồn có chất cấm trong các sản phẩm khăn giấy ướt. Bên cạnh đó, Cục quản lý dược – Bộ Y tế cũng đã công bố những thông tin liên quan đến một số chất cấm trong sản xuất khăn giấy ướt.
Bình luận 0

Thông minh trong tiêu dùng

Sau khi công văn số 6577/QLD – MP (Cục Quản lý dược) được ban hành, khá nhiều tin đồn thất thiệt đã được tung ra cho rằng khăn giấy ướt này có chất cấm, dùng khăn giấy ướt kia dùng sẽ bị ung thư da…

Bên cạnh đó, việc cơ quan chức năng liên tục bắt một số vụ sản xuất khăn giấy ướt giả các nhãn hiệu nổi tiếng... càng khiến người tiêu dùng hoang mang.

img

Dây chuyền sản xuất của Công ty Việt – Úc, nơi cho ra đời sản dòng sản phẩm Baby Care

Hiện hệ thống siêu thị Co.opmart đã tạm ngừng kinh doanh một số sản phẩm khăn giấy ướt để rà soát. Là một khách hàng khá thân thiết với hệ thống Co.opmart, chị Nguyễn Thị Hương (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) cho biết: Các mặt hàng của Baby Care được tôi và chị em trong gia đình khá yêu thích và luôn là lựa chọn số 1 vì giá thành và chất lượng. Trước thông tin về chất bảo quản trong khăn giấy ướt đăng trên các báo điện tử và mạng xã hội, tôi đã tìm hiểu và được biết, Baby Care là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; mặt khác sản phẩm này đã có mặt trên thị trường tương đối lâu. Nhà sản xuất chuyên nghiệp không ai vì lợi trước mắt mà tự “giết” chết thương hiệu của mình...

Chị Hoàn, chủ đại lý khăn giấy ướt ở Ba Đình (Hà Nội) chia sẻ: “Tin đồn các sản phẩm khăn giấy ướt có hóa chất cũng ảnh hưởng đôi chút đến doanh thu của chúng tôi. Tuy nhiên, người tiêu dùng bây giờ đa phần là người thông thái, không thể đánh lừa, đánh đồng những sản phẩm giả, kém chất lượng vào được. Vì thế, những thông tin thất thiệt nhanh chóng bị bỏ rơi, những sản phẩm có uy tín trên thị trường từ trước đến này vẫn là sản phẩm hút khách mà tôi bán vẫn yên tâm”.

PGS-TS.BS Lê Ngọc Diệp (Bộ Môn Da liễu - Đại Học Y Dược TP.HCM) khẳng định: “Không có sản phẩm nào không có chất bảo quản, chỉ là sử dụng chất gì và hàm lượng bao nhiêu. Đối với khăn giấy ướt kém chất lượng chứa paraben ít gây phản ứng liền trên da, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, nhất là khả năng gây ung thư vú. Hiện nay, đã có quy định về lộ trình cấm 5 chất Paraben (chất để bảo quản) độc hại nhất, chỉ được lưu hành đến hết ngày 30.7.2015 theo quy định của Cục Quản lý Dược. Đáng nói, đây là những chất không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ được xác định qua kiểm nghiệm mà thôi. Hãy là người tiêu dùng thông thái để lựa chọn những sản phẩm tốt.”

Lộ trình cấm 5 chất Paraben

Công văn 6577/QLD - MP của Cục Quản lý dược nêu: Hoạt chất Methylisothiazolinone (MIT) được dùng với nồng độ tối đa 0,01% trong các sản phẩm, mỹ phẩm (không thay đổi so với trước đây).

Đồng thời, công văn cũng quy định cụ thể: 5 paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) được bổ sung vào Annex II (các chất không được dùng trong mỹ phẩm). Thời hạn áp dụng quy định đối với 05 paraben nêu trên: Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu có chứa các thành phần này chỉ được phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30.7.2015.

Như vậy, các chất bảo quản Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V): Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 chỉ được sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off products) với nồng độ không quá 0,0015%; Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 và có thêm MIT thì không được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm. Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được phép lưu thông trên thị trường đến hết ngày 30.4.2016.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem