Phó Tổng KTNN: “Quyền lực luôn có nguy cơ bị tha hóa, quyền lực càng lớn tha hóa càng lớn”

L.T Thứ năm, ngày 11/04/2019 10:06 AM (GMT+7)
Không có tha hóa quyền lực thì khó có tham nhũng xảy ra, tha hóa quyền lực là mảnh đất màu mỡ để tham nhũng tồn tại và phát triển. Đó là nhận định của phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh tại hội thảo “Cơ chế kiểm soát quyền lực quyền lực trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước (KTNN) góp phần phòng, chống tham nhũng, thực trạng và giải pháp hoàn thiện”
Bình luận 0

Sáng ngày 11.4 Kiểm toán Nhà nước tổ chức hội thảo “Cơ chế kiểm soát quyền lực quyền lực trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước (KTNN) góp phần phòng, chống tham nhũng, thực trạng và giải pháp hoàn thiện”

Ông Đặng Thế Vinh, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, trong phạm vi nhiệm vụ của mình, KTNN đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là các lĩnh vực trọng yếu dễ xảy ra thất thoát, tham nhũng như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản hay các dự BT và BOT, hệ thống ngân hàng thương mại với phương châm phòng là chính.

img 

Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh phát biểu tại hội thảo

Bên cạnh đó, KTNN tăng cường kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán, đôn đốc thu hồi nhanh chóng, dứt điểm tiền và tài sản của Nhà nước bị thất thoát. Đồng thời, việc công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN được thực hiện định kỳ, có định hướng đã tạo dư luận tốt.

Trong thời gian qua, theo ông Đặng Thế Vinh, KTNN cũng đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành và địa phương không phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.

KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân nhiều vụ việc; chuyển nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự sang cơ quan điều tra.

Qua thanh tra kiểm toán dự kiến kiến nghị và thu hồi về ngân sách nhà nước 170.000 tỷ đồng, hơn 12.000 ha đất. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ hơn 300 văn bản không còn phù hợp trên các lĩnh vực.

Chuyển gần 200 vụ việc sang cơ quan có thẩm quyền để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

“Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của kiểm toán, nhất là việc xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm chưa đầy đủ, nghiêm minh và kịp thời.

Việc khai thác và sử dụng kết quả kiểm toán phục vị cho công rác điều hành, kiểm tra giám sát vẫn còn hạn chế. Cơ chế phối hợp công tác giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát chưa thật hiệu quả đôi khi còn trùng lắp chồng chế’, Phó Tổng KTNN nhấn mạnh.

Ngoài những nguyên nhân trên, ông Đặng Thế Vinh cho rằng, kết quả phát hiện những hành vi tham nhũng tăng phí ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước còn hạn chế do quy trình, chuẩn mực và phương pháp của kiểm toán chỉ dựa trên hồ sơ là chủ yếu. Mặt khác, do kiểm toán viên KTNN chưa được đào tạo đầy đủ về pháp luật để nhận biết các dấu hiệu tham nhũng nên hạn chế trong việc phát hiện và đấu tranh với các hành vi tham nhũng khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Liên quan đến mối quan hệ giữa quyền lực và tham nhũng, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước thừa nhận, tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước mà còn làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, suy giảm niềm tin và cản trở ỗ lực giảm nghèo và phát triển kinh tế.

Từ lý luận và thực tiễn chống tham nhũng cho thấy, thực chất tham nhũng là xoay quanh vấn đề quyền lực và sự tha hóa quyền lực. “Không có tha hóa quyền lực thì khó có tham nhũng xảy ra, tha hóa quyền lực là mảnh đất màu mỡ để tham nhũng tồn tại và phát triển”, Phó Tổng kiểm toán nhấn mạnh.

Cũng theo ông Vinh, quyền lực có xu hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối, tha hóa tuyệt đối. Quyền lực càng lớn tha hóa càng lớn. Cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu tín nhiệm và lương tâm là xảy rat ham nhũng, “dĩ công vi tư”. Chính vì vậy, vấn đề kiểm soát quyền lực là hết sức quan trọng và cần thiết.

“Quyền lực luôn có nguy cơ bị tha hóa, tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực. Kiểm soát được quyền lực là vấn đề rất khó, nhưng nhất thiết phải làm tốt. Nếu không cuộc đấu tranh chống tham nhũng của chúng ta sẽ không thể đạt hiệu quả”, Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh thừa nhận.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem