Thị trường nông sản ảm đạm
Sự rớt giá thê thảm xảy ra với hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam như lúa gạo, hồ tiêu, cao su, cà phê, cây ăn trái khác… Thực tế tình trạng này đã manh nha từ cuối 2018. Sang 2019 và dự báo 2020 càng diễn biến rõ.
5 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu 2,76 triệu tấn gạo thu 1,18 tỷ USD, giảm 6,3% khối lượng và 20,4% giá trị. Giá xuất khẩu lại giảm mạnh đến 77USD/tấn so cùng kỳ năm ngoái, trung bình chỉ còn 427,5 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo “yếu ớt” kéo theo hệ lụy cho tiêu thụ lúa. Theo điều tra thị trường, từ quý IV năm ngoái, giá lúa tươi IR50404 tại ruộng giảm 500-1000 đống/kg. Đến đầu tháng 2, chỉ còn 4.200-4.400 đống/kg, OM504 là 4.500 đống/kg. Vụ Hè Thu 2019, giá lúa vẫn tiếp tục đi xuống.
Hiện các tỉnh sản xuất gạo chủ lực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) như Đồng Tháp, Long An, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ… đã thu hoạch xong vụ Hè Thu nhưng năng suất không cao, giá lúa giảm nên tình cảnh vô cùng khó khăn. Lại thêm sâu bệnh xuất hiện nhiều, tăng chi phí phun xịt thuốc nên đồng lời cực thấp, bỏ công chăm bón 3 tháng ròng rã. Hộ nào thành công lắm cũng chỉ lãi khoảng 5-7 triệu đồng/ha. Riêng hộ năng suất thấp thì hòa vốn, thậm chí mất trắng.
Khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên cũng không khá hơn mấy. Các nông sản công nghiệp chủ lực như hồ tiêu, cao su, cà phê… đều có sức mua thấp, nông dân thu không đủ chi, càng làm càng lỗ.
Mủ cao su từng giúp nhiều bà con phất lên, đổi đời thì nay lâm cảnh bi đát vì rớt giá thê thảm. Nhân công giá rẻ không còn mặn mà, thuê giá cao thì tiền thu hoạch không đủ bù chi phí bỏ ra.
Cà phê Robusta tại Lâm Đồng hiện chỉ ở mức 29.000 đồng/kg, thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây. Năm ngoái dù không phải cao nhưng giá cà phê nhân cũng được 35.000-38.000 đồng/kg. Vì tình trạng xuống giá “không phanh” này mà mỗi hộ nông lỗ nặng, hàng chục triệu đồng/hecta.
Giá hồ tiêu cũng chung số phận hạ kỷ lục trên 10.000 đồng/kg và nay dao động 45.000-50.000 đồng/kg. Nguyên nhân từ nguồn cung trên thế giới tăng 8%-10%, trong khi sức mua chỉ tăng 2%. Cung vượt cầu quá xa nên giá lao dốc. “Họa vô đơn chí” khi các tỉnh Tây Nguyên gần đây còn bị tình trạng cây chết hàng loạt.
Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và tiết giảm chi phí
Mùa màng không ổn định, giá nông sản tụt giảm, doanh thu kém cỏi trong khi chi phí vật tư, lao động vẫn cao khiến bà con rất chật vật. Không thể tác động các yếu tố khách quan nên để giảm thua lỗ nhất, bà con buộc phải giải bài toán chi phí.
Trong các khoản phí sản xuất, chỉ có thủy lợi ổn định mức 9,3%. Một loạt khác tỷ trọng khá cao lại có chiều hướng tăng: Phân bón chiếm hơn 38,4%, thuốc bảo vệ thực vật trên 16%, giống trên 8,8%, hoạt động cơ giới hóa trên 18%. Ngoài ra còn các yếu tố góp phần tăng chi phí sản xuất như thiên tai, lũ lụt, hạn hán… nên dù giá lúa gạo có tăng cũng chưa hẳn bù đắp được huống chi giảm sâu như thời gian qua.
Làm nhiều nhưng vẫn lỗ khiến phần đông bà con hết thiết tha tái đầu tư cho sản xuất. Hiện khá nhiều hộ ở ĐBSCL bỏ vụ 3, kéo tổng diện tích canh tác toàn vùng giảm dần.
Ban ngành chức năng cũng đã vào cuộc, hỗ trợ bằng nhiều hình thức từ tổ chức lại sản xuất, thành lập Hợp tác xã, chuyên nghiệp hóa dịch vụ nông nghiệp để sản xuất gắn liền với thị trường. Cơ giới hóa được tăng cường giúp tiết kiệm thời gian, chi phí lao động, mà lại tăng năng suất, năng cao giá trị nông sản, hòa nhập tốt vào thị trường lớn hơn.
Tuy nhiên, để có thể tiếp tục bám ruộng, bám vườn thì ngoài những hỗ trợ kia, bà con cũng phải tự điều chỉnh phương án canh tác của mình. Với tỷ trọng chiếm cao nhất, phân bón là hạng mục cần xem xét và hoàn toàn có thể thay đổi bởi thị trường không thiếu sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý.
Dẫn đầu tiêu thụ tại thị trường ĐBSCL cũng như qua rất nhiều chương trình đồng hành, mô hình trình diễn, thương hiệu Đạm Cà Mau đã không còn xa lạ với đông đảo bà con. Từ những nông dân giỏi trải nghiệm thực tế, tiếng lành và uy tín vang xa. Đạm Cà Mau được tin tưởng mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí đáng kể.
Tiết kiệm khi giúp hộ nông giảm lượng bón đến 30% trong khi năng suất vẫn tăng 5%-10%. Sản phẩm được sản xuất bởi dây chuyền công nghệ hiện đại từ châu Âu. Đạm xanh N46.Plus có phủ lớp Agrho N Dual protect bảo vệ đạm kép, nhờ đó phân giải chậm, giảm thất thoát tối đa.
Bên cạnh đó, N46.Plus giúp lá xanh bền, thân cứng cáp phát triển ổn định, cho năng suất vượt trội. Được bổ sung thêm chất phụ gia sinh học, rất thân thiện với môi trường.
Hay như NPK Cà Mau một hạt một màu, giàu TE. Ưu điểm nổi trội là mỗi hạt phân phón này chưa đầy đủ các thành phần đa lượng NPK theo bao bì công bố, bà con thấy rõ và cứ đúng lượng cung cấp. Cây trồng hấp thu dinh dưỡng đồng đều, không bị mất cân đối dư hay thiếu quá, đảm bảo cho sự phát triển.
NPK Cà Mau còn tăng sức đề kháng cho cây rất tốt để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Rễ bền thân khỏe, chống ngã rạp. Dòng phân này còn cải thiện độ phì nhiêu của đất, giúp bà con đỡ nhọc nhằn, canh tác dễ dàng hơn, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Khí hậu diễn biến cực đoan, cây nông nghiệp hay công nghiệp đều cần “khỏe” từ bên trong mới có thể chống chọi. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT, hơn nửa lượng phân bón trong đất bị hụt đi cho quá trình rửa trôi, bốc hơi, thời tiết… Vậy nên, NPK Cà Mau được xem là giải pháp an toàn giúp bà con tiết giảm chi phí, ổn định mùa màng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.