Vựa tôm “gánh củi về rừng”

Thứ tư, ngày 11/08/2010 17:11 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Lâu nay, Bạc Liêu được xem là "vương quốc tôm" khi sản lượng hàng năm đều trên dưới 100 nghìn tấn. Việc phải nhập tôm nguyên liệu để nhà máy hoạt động được nhiều doanh nghiệp ví như "gánh củi về rừng".
Bình luận 0
img
Chế biến tôm xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở Bạc Liêu.

Mấy ngày qua, Công ty TNHH Chế biến thủy sản xuất khẩu Nigico (trụ sở tại Giá Rai, Bạc Liêu) luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất. Do có nhiều hợp đồng tiêu thụ và cũng không thể để công nhân thất nghiệp nên công ty phải mua tôm nguyên liệu của Indonesia đưa về chế biến.

Không hơn gì Nigico, Công ty CP Thủy sản Minh Hải cũng "bôn ba" tìm nguyên liệu tận miền Trung, miền Bắc. Nhiều doanh nghiệp khác chuyên ngành thuỷ sản như Việt Cường, Trang Khanh, Phát Đạt… cũng tranh thủ mọi đầu mối cung cấp để có thể hoạt động cầm chừng.

Lâu nay, Bạc Liêu được xem là "vương quốc tôm" khi sản lượng hàng năm đều trên dưới 100 nghìn tấn. Việc phải nhập tôm nguyên liệu để nhà máy hoạt động được nhiều doanh nghiệp ví như "gánh củi về rừng". Tuy nhiên, ở thời điểm này nếu không nhập tôm để sản xuất thì nhà máy nào cũng chỉ có nước... đóng cửa.

Bạc Liêu được xem là "vương quốc tôm" khi sản lượng hàng năm đều trên dưới 100 nghìn tấn. Việc phải nhập tôm nguyên liệu để nhà máy hoạt động được nhiều doanh nghiệp ví như "gánh củi về rừng".

Theo báo cáo của Sở NNPTNT Bạc liêu, năm 2009 tỉnh này đạt sản lượng tôm gần 90 nghìn tấn, đưa vào chế biến xuất khẩu gần 30 nghìn tấn. Hơn 50 nghìn tấn tôm "dư thừa" được thương thái thu mua đem về các tỉnh lân cận như Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng. Năm nay, lượng tôm ở Bạc Liêu cũng không hề thiếu nhưng nông dân chỉ bán cho doanh nghiệp ngoài tỉnh.

Lý giải về việc dân không mặn mà bán tôm cho doanh nghiệp trong tỉnh, ông Hồ Hữu Đức - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu cho rằng, các doanh nghiệp Sóc Trăng chơi "sộp" với nông dân, họ đưa cả hệ thống thu mua đi mua tận đồng, phương tịên chuyển tôm tận nơi và trả tiền ngay với giá cao, thậm chí đặt hàng và chi trả trước nên nông dân khoái. Một số doanh nghiệp ngoài tỉnh còn "lấy lòng" dân bằng cách hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp con giống và ứng vốn sản xuất sau đó thu mua với giá cao nên nông dân chỉ bán cho họ…

Với sản lượng tôm dồi dào đến dư thừa như hiện nay, các nhà máy đang đóng tại Bạc Liêu dù chạy hết công suất cũng chỉ "nuốt" chưa đầy 30% sản lượng. Vấn đề là doanh nghiệp chưa sát cánh cùng nông dân để thật sự liên kết chặt với nhau trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ - chế biến khép kín, tạo điều kiện giúp nhà nông sản xuất bền vững và ngược lại, nguồn nguyên liệu sẽ được cung ứng chế biến thuận lợi hơn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem