Làm ăn nhỏ khó giàu

Thứ ba, ngày 12/03/2013 06:54 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Nhận thấy thu mua cao su nhỏ lẻ không thể thoát nghèo, năm 2005, chị Hiệp vay vốn ngân hàng, tập trung thu mua mủ cao su với số lượng lớn.
Bình luận 0

Sinh ra và lớn lên ở thôn Nhĩ Thượng, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, Quảng Trị, năm 1975, chị Nguyễn Thị Hiệp (ĐT: 0985406191) theo gia đình đi kinh tế mới lên thôn Nhất Hòa, xã Gio Hòa, huyện Gio Linh. Sau khi lỡ bước với người chồng đầu tiên, chị một mình chèo chống nuôi con, đến năm 2000 thì tái hôn.

Vợ chồng chị cần mẫn làm ăn với nghề thu mua mủ cao su, nhưng cuộc sống gia đình vẫn bữa đói bữa no. Nhận thấy thu mua cao su nhỏ lẻ không thể thoát nghèo, năm 2005, chị vay vốn ngân hàng, tập trung thu mua mủ cao su với số lượng lớn.

Chị còn lặn lội vào Bình Phước mua 8 cặp nhím giống về nuôi. “Những ngày đầu, cuộc sống khó khăn, thức ăn thiếu thốn nên 2 cặp nhím bị chết, tôi thực sự thấy nản. May mà có chồng động viên không thì tôi đã bỏ cuộc rồi”- chị Hiệp nhớ lại.

img
Khu nuôi nhím của chị Hiệp.

Giờ đây, trang trại của chị đã có 75 con nhím giống, trong đó có 45 con nhím mẹ đang sinh sản. Trung bình mỗi năm xuất hơn 35 cặp nhím giống, trừ mọi chi phí, gia đình chị lãi hơn 300 triệu đồng. Chị còn nuôi thêm 10 cặp dúi giống sinh sản cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/năm.

Trong vườn, chị trồng 50 gốc măng Bát Độ, vừa làm thức ăn cho dúi vừa bán măng cho thu nhập gần 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra, chị còn có nguồn thu mỗi năm hơn 150 triệu đồng từ việc thu mua mủ cao su cho bà con tại địa phương bán cho nhà máy.

Chưa hết, hiện nay 3 cặp hon và 2 cặp chim trĩ chị nuôi thử nghiệm đang cho tín hiệu khả quan. Chị Hiệp chia sẻ: “Nhím, hon, dúi rất dễ nuôi, không kén thức ăn lại ít bị bệnh, chuồng trại làm cũng đơn giản. Những loại vật nuôi này có thể giúp bà con thoát nghèo".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem