Loại mật mã nào khiến Nhật Bản “bó tay” trong Thế chiến 2?

Chủ nhật, ngày 25/02/2024 08:30 AM (GMT+7)
Trong Thế chiến 2, quân đội Mỹ dùng một loại mật mã bằng tiếng Navajo khi đối đầu với lực lượng Nhật Bản. Dù thử mọi cách nhưng Nhật Bản không thể giải mã được nội dung những mật mã đã chặn được.
Bình luận 0
Loại mật mã nào khiến Nhật Bản “bó tay” trong Thế chiến 2?- Ảnh 1.

Sau chiến thắng quan trọng trước lực lượng Nhật Bản trên đảo Iwo Jima vào tháng 3/1945, trung tá phụ trách thông tin liên lạc của Mỹ là Howard Kanna đã tiết lộ một bí mật lớn. Ông cho hay nếu không có các nhân viên mật mã người Navajo, Mỹ sẽ không dễ dàng chiếm được đảo Iwo Jima.

Loại mật mã nào khiến Nhật Bản “bó tay” trong Thế chiến 2?- Ảnh 2.

Trong chiến dịch quân sự này, các nhân viên mật mã người Navajo làm việc cho quân đội Mỹ đã nhận và gửi đi hơn 800 bức điện được mã hóa nội dung bằng tiếng Navajo qua các tín hiệu morse.

Loại mật mã nào khiến Nhật Bản “bó tay” trong Thế chiến 2?- Ảnh 3.

Theo đó, dù Nhật Bản chặn được các bức điện mật của phía Mỹ nhưng vẫn không thể giải mã được loại mật mã khó giải này. Theo đó, mật mã mà Mỹ sử dụng được xem là "vô địch".

Loại mật mã nào khiến Nhật Bản “bó tay” trong Thế chiến 2?- Ảnh 4.

Chiến thắng lừng lẫy này của Mỹ không thể không nhắc đến công lao của kỹ sư dân sự Philip Johnson (sinh năm 1892 tại Kansas). Philip là con của một nhà truyền giáo từng tiếp cận gần gũi các bộ lạc Navajo. Nhờ đó, Philip sử dụng thuần thục tiếng Navajo.

Loại mật mã nào khiến Nhật Bản “bó tay” trong Thế chiến 2?- Ảnh 5.

Vào năm 1942, trong một chuyến thăm căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ Elliot tại San Diego, kỹ sư Philip đã nói với sĩ quan truyền tin cao cấp là trung tá James E.Jones về việc có thể dùng tiếng Navajo để tạo ra "mật mã vô địch". Do hoài nghi nên Trung tá James cho kỹ sư Philip cơ hội chứng minh.

Loại mật mã nào khiến Nhật Bản “bó tay” trong Thế chiến 2?- Ảnh 6.

Vì vậy, sau khi trở về Los Angeles, kỹ sư Philip chiêu mộ một nhóm người Navajo trước khi đưa họ tới căn cứ Elliot vào ngày 28/2/1942 để chứng minh với hội đồng thẩm định rằng loại mật mã viết bằng tiếng Navajo cực hiệu quả.

Loại mật mã nào khiến Nhật Bản “bó tay” trong Thế chiến 2?- Ảnh 7.

Họ đã truyền tải các mệnh lệnh quân sự từ tiếng Anh sang tiếng Navajo một cách hoàn hảo mà những người không am hiểu thứ tiếng này sẽ không thể giải mã được nội dung.

Loại mật mã nào khiến Nhật Bản “bó tay” trong Thế chiến 2?- Ảnh 8.

Tiếng Navajo không có văn tự, chỉ được truyền miệng trong bộ lạc. Thứ ngôn ngữ này vô cùng phức tạp về âm điệu, âm tiết, ngữ pháp… Nếu không tiếp xúc, luyện tập cũng như sử dụng trong thời gian dài thì sẽ không ai có thể hiểu được thứ tiếng ấy.

Loại mật mã nào khiến Nhật Bản “bó tay” trong Thế chiến 2?- Ảnh 9.

Theo kỹ sư Philip, trên thế giới chỉ có khoảng 30 người không phải người Navajo có thể hiểu được thứ ngôn ngữ này. Và trong số này không có ai là người Nhật Bản hoặc có mối liên hệ với nước này.

Loại mật mã nào khiến Nhật Bản “bó tay” trong Thế chiến 2?- Ảnh 10.

Do đó, vào tháng 5/1942, 29 người Navajo nhập ngũ và trở thành các nhân viên biên dịch mật mã. Họ đều thành thạo tiếng Anh để có thể mã hóa các thông tin bằng tiếng Navajo rồi gửi đi cũng như nhận các bức điện rồi giải mã trước khi gửi cho cấp trên. Nhờ vậy, quân đội Mỹ đã khiến lực lượng Nhật Bản "bó tay" trước loại mật mã khó giải này.

 

PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem