Cận cảnh quy trình sản xuất nước mắm truyền thống Cát Hải: 2 năm mới cho ra 1 mẻ

Nguyễn Chương Thứ năm, ngày 14/03/2019 09:16 AM (GMT+7)
Từng nổi danh với thương hiệu Vạn Vân đầu thế kỷ 20, nghề làm nước mắm ở Cát Hải (huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng) nay vẫn được lưu giữ bởi người dân. Nước mắm truyền thống Cát Hải thường có vị có vị mặn hơn, mùi nặng hơn, nên cũng… “mắm” hơn nhiều loại nước mắm khác trên thị trường.
Bình luận 0

img

Từ lâu, người dân vùng Cát Hải (Hải Phòng) đã nổi tiếng với nghề làm nước mắm theo phương pháp phơi nắng và khuấy đảo hỗn hợp cá biển – muối (chượp) truyền thống độc đáo. 

img

Cách làm này được gọi là “phương pháp Cát Hải” và cho sản phẩm có vị mặn hơn, mùi nặng hơn, nên cũng… “mắm” hơn nhiều loại nước mắm khác trên thị trường.

img

Để cho mắm ngon thì người dân ở đây thường phải đặt cá tươi từ ngư trường về, sau đó xử lý sạch và cho vào những chiếc chum đã được rửa sạch.

img

Cá được đảo thường xuyên mỗi ngày, được biết cứ mỗi tạ cá thì sử dụng khoảng 20% muối trắng.

img

Những chiếc chum lớn thường được người dân ưa chuộng sử dụng để muối cá làm nước mắm, vì những chiếc chum lâu đời thì có đặc điểm là mỏng, tiếp nhiệt tốt, rất thích ứng với ánh nắng mặt trời, cá ngấu chín hơn khi để trên sân và nhất là mang lại vị thơm riêng của mắm.

img

Cá được đánh đảo phơi nắng khoảng 2 năm, khi chượp chín được chuyển vào các bể kéo rút để tiến hành tinh lọc nước mắm cốt.

img

Ông Ngô Quý Biên (Cát Hải, Hải Phòng) cho biết: "Gia đình có truyền thống làm mắm từ 3 đời nay, làm nghề mắm thủ công rất vất vả, mỗi khi mưa nắng là phải ra đậy hay mở nắp để đảo chượp, suốt ngày ăn ngủ với mắm. Cá làm mắm ngon chủ yếu là cá thuồn đen, cá mực, cá cơm, cá nục... những loại nhiều đạm".

img

img

Trước khi đưa chượp vào xử lý, phần nước mắm cốt phía trên được tách ra để xử lý riêng.

img

Ông Biền chỉ về bể lọc gia đình nói: "Trước đây lọc thủ công nên sản lượng không được cao, bây giờ thì xây bể lọc, dùng bao để lọc ép thì năng suất cao hơn, sạch hơn. Gia đình mỗi năm cũng sản xuất được 2-3 nghìn lít".

img

Phương pháp này được người dân ở đây gọi là "chắt" nước mắm. Nước mắm sẽ chảy ra từ từ cho đến khi khô chượp.

img

Ông Biên tâm sự: "Để có nước mắm sánh mịn, màu vàng cánh gián và dậy mùi thơm phải mất ít nhất 24 tháng. Khi cá bắt đầu cho nước cốt, lại tách ra nấu, chế. Đây là bí quyết riêng, là kỹ thuật, là nghề của những người thợ chế biến nước mắm Cát Hải".

img

Nước mắm cốt chất lượng sẽ có hương vị tự nhiên, khi nếm có vị hơi ngọt đầu lưỡi, độ đạm cao, chứa đầy đủ các axit amin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

img

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem