Uống rượu tắc kè.. khè khè nghe đã

Hai Miệt Vườn Thứ tư, ngày 06/08/2014 19:00 PM (GMT+7)
Rượu tắc kè có thể uống ngày hai, ba lần, dùng trong bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, đều đặn sinh lực sẽ dồi dào. Bởi rượu bổ tắc kè rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, suy yếu sinh lý, trí lực, thần kinh suy giảm. Nhưng nhớ không được dục tốc bất đạt, ham muốn nhiều uống quá độ sẽ chịu tác dụng ngược lại như chơi.
Bình luận 0

Tắc kè là một loài động vật bò sát đầu dẹt, hình như tam giác, có phủ bởi vảy nhỏ dạng hạt. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt, con ngươi cử động dọc. Mắt tắc kè có độ tập trung rất tốt. Gần giống thằn lằn (thạch sùng).

Nhưng tắc kè có thân hình khá lớn, con đực có thể dài tới ba, bốn tấc, con cái dài hai, ba tấc, với trọng lượng dao động vài ba trăm gam. Lưng chúng màu xanh, xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ. Đuôi chiếm gần nửa chiều dài cơ thể.

img
Con tắc kè

Tắc kè được Đông y xếp vào loại thuốc bổ dương, dùng trong các trường hợp liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm... Tắc kè còn là loại thuốc bổ phế khí, dùng trong các bệnh hen suyễn lâu ngày, viêm phổi, ho lao, ho ra máu, hoặc trị suy nhược thần kinh, tinh thần mệt mỏi, lao động trí não căng thẳng...

Trước hết, làm sạch tắc kè, bỏ hết phủ tạng, nên nhớ phần đuôi là phần quý nhất của nó. Dùng bông thấm cồn lau sạch máu và dùng rượu cao độ ngâm với gừng tươi giã nát, bóp đều vào tắc kè, ủ chừng nửa tiếng để khử mùi tanh. Lấy ra, để khô se rồi có thể tiến hành theo hai cách:

Ngâm rượu tắc kè tươi: Thường ngâm một đôi, một con đực, một con cái. Con đực thường có kích thước to và dài hơn. Cũng có thể ngâm nhiều đôi, tùy theo điều kiện. Cho tắc kè đã chuẩn bị như trên vào bình có dung tích thích hợp. Dùng rượu 60 - 70 đổ đổ ngập tắc kè (một phần tắc kè, 5 - 8 phần rượu), ngâm 100 ngày, chiết lấy dịch lần đầu, rồi ngâm tiếp 1-2 lần nữa. Những lần sau có thể dùng rượu 35 - 40 độ, số ngày ngâm cũng giảm dần (60 ngày, 30 ngày). Gộp dịch ngâm của ba lần lại để pha rượu.

img
Rượu tắc kè

Ngâm rượu tắc kè khô: Sau khi làm tắc kè và khử mùi như trên, dùng hai que nứa nhỏ căng hai chân trước và hai chân sau, cũng có thể căng từng cặp chéo, một chân trước với một chân sau. Dùng một thanh nứa khác dài hơn chiều dài của thân và đuôi tắc kè, xiên từ ức đến quá đuôi. Dùng giấy bản hoặc vải mềm cuốn nhẹ vào đuôi để bảo quản.

Đem tắc kè xếp vào các thau nhôm, theo kiểu úp thìa và đặt vào các lò sấy, có nhiệt độ cao để nó khỏi bị hư. Sau đó nâng dần nhiệt độ, sấy tới khô hoàn toàn. Lấy ra để nguội, bảo quản trong các thùng sắt tây, cứ một lớp tắc kè lại rắc một ít quả xuyên tiêu để tránh sâu mọt phá hoại.

img

Đem tắc kè khô chặt bỏ phần đầu (từ mắt) và bốn bàn chân. Có thể để cả con hoặc chặt thành mảnh nhỏ, sao nhỏ lửa tới hơi vàng cho có mùi thơm. Cũng có thể giã dập để có bột thô (trường hợp giã dập, thời gian ngâm rượu sẽ nhanh hơn). Sau khi đã chuẩn bị xong tắc kè, có thể tiến hành ngâm rượu như cách ngâm tắc kè tươi.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem