Nhà cổ bỗng "biến" thành nơi kinh doanh ăn uống

Thứ ba, ngày 22/08/2023 13:00 PM (GMT+7)
Những căn nhà xây dựng lịch sử từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh (1644-1911) ở Trung Quốc bỗng trở thành nhà hàng, quán ăn.
Bình luận 0

Mới đây, kênh truyền hình Trung ương Trung Quốc đã đưa tin đài nhiều tòa nhà cổ ở thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc đã bị thương mại hóa, thậm chí có nơi được chuyển đổi thành nhà hàng kiểu Nhật Bản.

Chính quyền thành phố đã nhanh chóng kiểm tra và khắc phục. Ngoài ra, họ xử lý kỷ luật đơn vị giám sát các công trình cổ trong thành phố.

Nhà cổ bỗng "biến" thành nơi kinh doanh ăn uống

CCTV đưa tin một trong những căn nhà xây dựng lịch sử từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh (1644-1911) nằm ở Thiên Thủy, đã được chuyển đổi thành một nhà hàng Nhật Bản. Thông tin này nhanh chóng gây phẫn nộ trong công chúng và làm bùng nổ các cuộc thảo luận về vấn đề bảo tồn di tích văn hóa.

Nhà cổ bỗng "biến" thành nơi kinh doanh ăn uống - Ảnh 1.

Nhà cổ bỗng trở thành quán ăn đồ Nhật. Ảnh: CCTV.

Theo báo cáo của CCTV, sân trung tâm và các bệ trên cao của một trong những tòa nhà cổ, từng được trang trí bằng đồ trang trí Trung Quốc, giờ đây được thay thế bởi những tấm gỗ truyền thống của Nhật Bản. Hai công trình kiến trúc kiểu Nhật Bản cũng đã được bổ sung vào cánh phía tây của địa điểm văn hóa lịch sử.

Huang Guoxiang, một chuyên gia phục hồi các ngôi nhà lịch sử và là cựu cố vấn đặc biệt của thành phố Thiên Thủy, nói với CCTV rằng, việc thay đổi kiến trúc truyền thống của các căn nhà cổ là không được phép. Bởi vì các thay đổi sẽ khiến nước mưa sẽ bắn lên các cột gỗ, khiến chúng nhanh chóng bị mục nát và thiệt hại này là "không thể khắc phục được".

Chuyên gia cho biết ông đã đặt vấn đề với cải tạo địa điểm này vào cuối năm ngoái. Nhưng bất chấp lời kiến nghị, ban quản lý thành phố cổ Thiên Thủy đã phớt lờ và cho phép nhà hàng Nhật Bản mở cửa theo kế hoạch.

Thiên Thủy nổi tiếng vì sở hữu một cụm dân cư cổ tương đối lớn và được bảo tồn tốt từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Để cứu vãn những công trình kiến trúc cổ xưa đã bị hư hại ở nhiều mức độ khác nhau theo thời gian, chính quyền địa phương đã khởi xướng nỗ lực bảo vệ trong khu vực để hồi sinh 29 cụm dân cư di sản.

Theo dữ liệu từ văn phòng tài chính địa phương, từ năm 2015 đến năm 2021, chính quyền địa phương đã phân bổ hơn 888 triệu nhân dân tệ (121,9 triệu USD) để bảo tồn thành phố cổ. Tuy nhiên, trong vòng chưa đầy hai năm, nhiều sân được khôi phục đã được tái sử dụng cho mục đích thương mại và trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Chỉ có ba trong số các sân được bảo tồn vẫn mở cửa miễn phí cho công chúng.

Hashtag liên quan "Di tích văn hóa Cam Túc biến thành nhà hàng Nhật Bản" bắt đầu trở thành xu hướng trên nền tảng Weibo, thu hút hơn 48 triệu người đọc vào đầu tuần này. Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ và lo lắng.

Một cư dân mạng nó: "Bạn có thể xây một nhà hàng mới theo phong cách kiểu Nhật, nhưng bạn không nên làm hỏng các di tích văn hóa và kiến trúc cổ của Trung Quốc".

Cuộc tranh cãi cũng đặt ra câu hỏi về quy trình phê duyệt theo quy định đối với những sửa đổi đối với công trình kiến trúc cổ. Một số người bày tỏ sự thất vọng trước sự thiếu trách nhiệm, họ khẳng định những thay đổi trắng trợn như thế này đáng lẽ phải bị ngăn cản ngay lập tức.

CCTV cũng tiết lộ rằng một di tích văn hóa khác ở thành phố cổ đã được tái sử dụng thành nhà hàng phục vụ đồ ăn và trà. Các cột gỗ từng được trùng tu, nay lại gắn  thiết bị quét dấu vân tay để nhận phòng và một nhà bếp bằng thép hiện đại đã được thêm vào sân sau.

Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh thực tế trong sân không khớp với thông tin ghi trong đơn đăng ký của họ. Ví dụ như cửa hàng bán ấm trà được chuyển thành cơ sở ăn uống tư nhân, quán rượu truyền thống được đổi thành nhà hàng lẩu và trà quán được chuyển thành quán ăn thông thường.

Trọng Hà (GTimes)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem