Băng rừng theo chân "cao thủ" thu phục loài ong rừng Tây Bắc

Hoàng Thành Chủ nhật, ngày 03/06/2018 20:04 PM (GMT+7)
Mùa khai thác mật ong rừng ở Tây Bắc mỗi năm chỉ diễn ra chóng vánh trong vòng 2 tháng, bắt đầu từ tháng 5. Vào thời điểm này, những người dân ở đây lại rủ nhau vào rừng “săn” ong trên những cành cây hay trong hốc đá.
Bình luận 0

img

 Những nơi thấy ong bay ra bay vào nhiều nghĩa là tổ có đông “quân” và mật đã có thể thu hoạch.

img

Tổ nào nhiều “quân” sẽ được người bắt ong thu phục bằng cách đưa con chúa ra một chiếc nón lá, sau khi khai thác mật sẽ trả lại tổ. Công đoạn này rất nguy hiểm bởi nếu không hiểu được tập tính loài ong sẽ bị cả tổ đốt.

Anh Bùi Duy Nhất (Na Sang, Điện Biên) đã từng có 20 năm làm nghề bắt ong rừng cho biết: “Những ngày này đang vào thời điểm ong nhiều mật nhất. Nhưng, loài ong chủ yếu làm tổ trong hang, hốc đá. Việc khai thác tốn rất nhiều công sức".

img

 Người bắt ong sẽ đeo lưới bảo hộ cho mặt và đầu sau đó theo dõi hoạt động ra vào của ong.

img

 Người dân ở Tây Bắc rủ nhau đi khai thác mật ong bắt đầu từ tháng 5 hàng năm.

img

 Họ sử dụng hương để tạo khói đưa vào tổ ong. Khói hương làm ong bay nháo nhác, hoặc co cụm lại.

img

 Những tảng mật lớn vàng óng được đưa ra khỏi tổ.

img

 Mỗi ngày ngoài việc đi bắt ong, anh Nhất còn kiêm luôn việc thu mua các tổ ong rừng từ người dân bán lẻ để phân phối về xuôi. "Mỗi mùa tôi thường xuất đi vài tạ mật, chủ yếu do mình đi bắt và mua lại của người dân trong suốt 2 tháng mùa khô" - anh Nhất nói.

img

 Ong làm tổ khoảng hơn 20 ngày là có thể khai thác mật. Tuy nhiên, mật khi đó vẫn còn non và loãng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem